VUACAYXANH
Tìm thấy 188 kết quả với một nội dung tìm kiếm trống
- Cay cau nga mi
Cay cau nga mi Cây cau nga mi sở hữu cành lá dài thanh mảnh, tạo cảm giác mềm mại cho không gian ngôi nhà hoặc góc làm việc của bạn. Sau đây, Vựa cây xanh sẽ cùng bạn tìm hiểu ngay về đặc điểm và những thông tin liên quan về loài cây này nhé. Đặc điểm của cây cau nga mi Thông tin cơ bản: Tên thường gọi: Cây cau nga mi Tên gọi khác: Cây chà là, cây nga mi Đặc điểm bên ngoài: Thân cây: Thuộc loại thân gỗ thấp, có màu xám bạc, thẳng đứng, có chiều cao trung bình từ 1 đến 2m. Trên thân cây có nhiều gân nổi do lá già rụng đi để lại. Lá cây: Có lá dài hẹp dạng kép lông chim, thường mọc tập trung ở phần đỉnh và hơi cong ở phần cuối, nhìn giống lá của cây vạn tuế. Cuống lá của cây có gai màu vàng, lá phụ có đầu nhọn cứng màu xanh, nhọn và mảnh. Hoa: Cây có hoa mọc từ cổ cây, hoa mọc thành chùm trên cùng một cuống. Khi mới ra hoa, chúng sẽ được bao bọc bởi một lớp mo. Sau khi hoa nở thì chiếc mo này sẽ bị bung ra, hé lộ những bông hoa cau trắng muốt. Tuy vậy, cây cau nga mi rất ít khi ra hoa. Cây cau nga mi có tác dụng gì? Khi trồng cây cau nga mi trong vườn nhà mình, bạn sẽ nhận được những ưu điểm sau đây: Làm đẹp cho không gian : Cây sở hữu dáng vẻ tinh tế, nhẹ nhàng cùng kích thước vừa đủ, thích hợp để trang trí cho không gian trong nhà . Cây thường xuất hiện ở các khu vườn, quán cà phê, khu biệt thự, lối đi chung cư, các công ty, khách sạn sang trọng…. Thanh lọc không khí : Cây có khả năng lọc sạch không khí, giúp môi trường xung quanh trong lành hơn. Cây còn giúp ngăn cản khói bụi, hạn chế ảnh hưởng đến hệ hô hấp của chúng ta. Giảm căng thẳng, mệt mỏi : Khi trồng cây cau nga mi trong vườn nhà, màu lá xanh của cây sẽ xoa dịu tinh thần mệt mỏi của bạn. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn sau những giờ làm việc học tập và mệt mỏi. Cây cau nga mi có tác dụng gì? Cây cau nga mi hợp mệnh gì? Cây cau nga mi thường được xem là loài cây cảnh phong thủy mang đến tài lộc, may mắn và có khả năng giữ của cho gia chủ. Dáng hình của cây khỏe khoắn, tượng trưng cho khí chất, thịnh vượng, giúp tiếp thêm dương khí cho ngôi nhà. Vậy theo phong thủy, cây cau nga mi hợp mệnh gì nhất? Cây sẽ hợp với người mệnh Mộc nhất. Bởi vì cây sở hữu màu xanh chủ đạo, tương hợp với mệnh này. Những người thuộc mệnh Mộc trồng cây cau nga mi sẽ được tiếp thêm nguồn năng lượng tích cực, thúc đẩy thành công trong công việc và cuộc sống. Cây còn có khả năng thu hút vận may, giúp gia chủ vượt qua những khó khăn, trắc trở trong công việc. Vị trí đặt cây cau nga mi hợp phong thủy Cây cau nga mi cần có đủ ánh nắng để phát triển khỏe mạnh, nên thường được trồng làm cây cảnh ngoài trời . Bạn nên chọn những nơi sáng sủa để trồng cây như ban công , sân thượng , sân vườn , cửa sổ, cửa ra vào hoặc những góc nào có nhiều ánh sáng tự nhiên. Cây cau nga mi rất đẹp và thích hợp để làm cây cảnh trang trí cho không gian sống trong nhà. Vị trí đặt cây hợp phong thủy Tuy nhiên, nếu bạn không có nhiều lựa chọn về vị trí trồng cây, bạn cũng có thể đặt chậu ở những nơi ít sáng hơn như trong văn phòng , phòng khách . Nhưng bạn phải nhớ đem cây ra nắng ít nhất một lần mỗi tuần để cây không bị héo úa và yếu ớt. Cách chăm cây cau nga mi Cây cau nga mi có tốc độ phát triển chậm, ít sâu bệnh nên khá dễ chăm sóc, phù hợp với những ai bận rộn, không có nhiều thời gian để chăm cây. Tuy vậy, bạn cũng cần ghi nhớ một số lưu ý khi trồng và chăm sóc cây này như sau: Tưới nước Nếu trồng trong chậu, thì sau 3-4 ngày, bạn nên tưới cây 1 lần, mỗi lần tưới khoảng 500ml. Nếu trồng ngoài vườn, bạn nên tưới cây mỗi ngày 1 lần, nhớ tưới cả thân và lá để rửa sạch bụi bẩn, giúp cây mát mẻ và phát triển tốt hơn. Cắt tỉa và phòng ngừa sâu bệnh Lúc mới trồng cây, bạn cần đề phòng sâu bệnh tấn công rễ cây. Khi cây còn nhỏ cần dọn sạch cỏ, không để cỏ lấn át mầm non. Bạn cũng nên thường xuyên cắt tỉa cành lá già cỗi để kích thích mầm non mọc. Đồng thời chú ý, cắt bỏ gai khi lá non mới mọc để tránh gây chấn thương sau này. Bón phân Hàng tháng nên bón thêm phân NPK giàu dinh dưỡng, giúp cây có đủ dưỡng chất để sinh trưởng khỏe mạnh và ra cành nhánh mới. Giá cây cau nga mi hiện nay là bao nhiêu? Giá cây cau nga mi hiện nay Hiện tại, giá của cây cau nga mi sẽ dao động từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng, tùy vào địa chỉ bán cây. Ngoài ra, giá bán này cũng thay đổi tùy theo loại chậu sử dụng (chậu nhựa sẽ có giá rẻ hơn chậu sứ, chậu xi măng,…), chi phí vận chuyển, chiều cao cây, độ đẹp của tán cây. Kết luận Vậy là bạn đã biết được tất cả những thông tin hữu ích về cây cau nga mi . Hi vọng với những thông tin này, bạn đã biết được có nên trồng loài cây này trong không gian nhà của mình hay không, từ đó có thể chăm sóc chúng thật tốt.
- Cay cam nhung do
Cay cam nhung do Cây cẩm nhung đỏ là một loài cây cảnh được rất nhiều người yêu thích bởi vẻ đẹp quyến rũ của mình. Với bề mặt lá có màu đỏ thẫm, kết hợp cùng những đốm trắng nhỏ li ti, cây cẩm nhung đỏ toát lên vẻ đẹp sang trọng và quý phái. Bài viết dưới đây của Vựa cây xanh sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất về cách trồng và chăm sóc loài cây này. Đặc điểm cây cẩm nhung đỏ Thông tin cơ bản: Tên thường gọi: Cây cẩm nhung đỏ Tên gọi khác: Cây may mắn Tên khoa học: Fittonia Họ cây: Thuộc họ Acanthaceae Nguồn gốc: Từ khu rừng đầm lầy ẩm ướt Nam Mỹ và là loại cây thích môi trường ẩm ướt và mát mẻ. Đặc điểm bên ngoài: Tân cây: Là loài cây thân thảo có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Rễ cây: Cây có rễ chùm, thích hợp với môi trường mát mẻ, ít nắng. Lá cây: Lá cẩm nhung có kích thước nhỏ, mọc khít nhau và có phủ một lớp phấn trắng bắt mắt. Đây chính là yếu tố tạo nên vẻ đẹp riêng cũng như sức hấp dẫn của cây. Cây còn có lá màu đỏ rất tươi sáng, tạo nên vẻ đẹp riêng, lạ mắt cho cây. Bên cạnh đó, cây còn có hương thơm dễ chịu, khiến ai cũng muốn đặt chậu cây này trên bàn làm việc hay cửa sổ. Đặc điểm cây cẩm nhung đỏ Tác dụng của cây cẩm nhung đỏ Cây cẩm nhung không chỉ đẹp mắt mà còn có nhiều công dụng tuyệt vời như sau: Có tác dụng giảm căng thẳng, mệt mỏi, mang lại năng lượng tích cực, giúp bạn cảm thấy thoải mái, lạc quan và giảm bớt áp lực tâm lý. Cây thích hợp để làm cây cảnh để bàn , cây cảnh văn phòng , cây cảnh phòng ngủ , cây cảnh phòng bếp , …. Có khả năng hấp thụ các tia điện từ từ máy tính, điện thoại và các thiết bị điện tử khác, nhờ đó mà bảo vệ mắt và da khỏi ảnh hưởng xấu của bức xạ. Cây giúp tăng vẻ đẹp cho không gian nhờ kích thước nhỏ xinh, rất thích hợp để bày trí trên phòng khách , bàn làm việc, cửa sổ, tạo vẻ đẹp tươi tắn cho không gian sống. Ý nghĩa cây cẩm nhung đỏ Cây cẩm nhung đỏ mang ý nghĩa sâu sắc về tình bạn và tình yêu. Với hình dáng lá nhỏ nhắn, mềm mại, cây còn tượng trưng cho một tình bạn chân thành, luôn sẻ chia và quan tâm lẫn nhau. Trong tình yêu, cẩm nhung đỏ là biểu tượng của tình cảm trong sáng, thuần khiết. Bên cạnh đó, cẩm nhung đỏ còn mang ý nghĩa về sự may mắn, giúp con người có thêm niềm tin và lạc quan trước mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống. Chính vì thế, loài c ây phong thủy này thường được chọn làm quà tặng cho bạn bè, người thân. Ngoài ra, vân lá của cây cẩm nhung cũng tượng trưng cho sự thông thái, trí tuệ. Theo phong thủy, đặt cây cẩm nhung đỏ trong nhà có thể mang lại vận may, thịnh vượng cho gia chủ. Sở hữu một chậu cẩm nhung đỏ xanh tươi chắc chắn sẽ là lựa chọn hoàn hảo để tăng thêm nhiều năng lượng tích cực cho cuộc sống. Cây cẩm nhung đỏ hợp mệnh gì nhất, dễ phát tài? Theo quan niệm phong thủy, màu đỏ tượng trưng cho hành Hỏa. Do đó, cẩm nhung đỏ rất hợp với những người có mệnh Hỏa . Sắc đỏ của cây sẽ giúp cân bằng năng lượng, kiềm chế cảm xúc tiêu cực để người mệnh Hỏa cải thiện mối quan hệ xã hội, phát triển sự nghiệp và thu hút nhiều tài lộc, may mắn. Cây cẩm nhung đỏ hợp mệnh gì? Cách trồng cây cẩm nhung đỏ Để trồng cây cẩm nhung đỏ từ hạt, bạn cần làm theo các bước sau: Bước 1: Chuẩn bị đất trồng: Sử dụng loại đất thịt pha trộn với phân vi sinh, mùn than, mùn lá để tạo môi trường giàu dinh dưỡng và độ ẩm. Bước 2: Xử lý hạt giống: Ngâm hạt trong nước ấm khoảng 8-12 tiếng để hạt nở mầm nhanh hơn. Bước 3: Gieo hạt: Sau khi ngâm xong, để ráo nước và rắc đều hạt lên bề mặt đất. Sau đó, bạn hãy phủ một lớp đất mỏng lên trên để giữ độ ẩm. Bước 4: Chăm sóc: Đặt chậu cây ở nơi có ánh sáng vừa phải, tưới nước đều đặn. Sau 2-3 tuần, hạt sẽ nảy mầm và phát triển thành cây con Cách chăm sóc cây cẩm nhung đỏ Cách chăm sóc cây luôn tươi tốt Để chăm sóc cây cẩm nhung đỏ tốt nhất, bạn cần lưu ý một số yếu tố sau: Đất trồng: Sử dụng hỗn hợp đất thịt pha với phân vi sinh, than mùn để tạo môi trường thông thoáng, giàu chất dinh dưỡng cho rễ phát triển. Ánh sáng: Đặt chậu cây ở nơi có ánh sáng nhẹ nhàng, tránh tiếp xúc trực tiếp với nắng gắt, có thể trồng ở khu vực trong nhà . Mỗi tuần cho cây hấp thụ ánh nắng buổi sáng khoảng 2 lần, mỗi lần từ 7-10 giờ. Nhiệt độ: Nhiệt độ lý tưởng cho cẩm nhung đỏ là 18-30 độ C. Không nên để cây ở môi trường có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Tưới nước: Sử dụng bình xịt tưới đều đặn hàng ngày, tránh để cây bị úng. Nên làm lỗ thoát nước ở đáy chậu. Phân bón: Bón phân NPK hoặc phân kích thích tăng trưởng định kỳ hàng tháng một lần. Tỉa lá: Thường xuyên kiểm tra và cắt bỏ lá sâu bệnh. Tỉa tán lá để tránh lá che khuất lẫn nhau. Kết luận Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình trồng và chăm sóc cây cẩm nhung đỏ . Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm. Chúc bạn thành công với việc nuôi dưỡng loài cây cảnh đẹp mắt này!
- Cay lan y
Cay lan y Sở hữu dáng hoa tinh tế, sang trọng, cây lan ý thường được trồng làm cây cảnh trong nhà hay văn phòng để tạo không gian xanh mát và tươi mới. Sau đây, hãy cùng Vựa cây xanh tìm hiểu ngay về đặc điểm, ý nghĩa cùng cách chăm sóc loài cây này trong bài viết bên dưới nhé. Đặc điểm của cây lan ý Thông tin cơ bản: Tên thường gọi: Cây lan ý Tên gọi khác: Cây bạch môn, Cây vỹ hoa trắng, cây huệ hoà bình Tên khoa học: Spathiphyllum Wallisii Họ cây: Thuộc họ Araceae (Ráy) Nguồn gốc: Từ vùng nhiệt đới Nam Mỹ và một số nước Đông Nam Á. Đặc điểm bên ngoài: Thân cây: Lan ý thường mọc thành bụi thấp, chiều cao khoảng 40-50 cm. Các cuống lá mọc sít nhau từ gốc lên, tạo thành một bụi cây xum xuê. Lá cây: Có màu xanh thẫm, bề mặt lá rất bóng mượt. Hình dáng lá hơi giống quả bầu dục, phần đỉnh thon nhọn. Trên bề mặt lá còn có các gân lá màu xanh nhạt chạy dọc từ gốc lên đỉnh. Hoa: Có màu vàng với hình dáng thuôn dài thanh thoát. Đặc biệt, mỗi bông hoa được bao bọc bởi một lá bắc màu trắng tinh khôi, giống như chiếc vỏ sò ôm lấy hoa. Lá bắc tô điểm thêm vẻ đẹp cho hoa lan ý. Mỗi cành hoa có thể nở liên tục trong 3-4 tháng mà không tàn úa. Đặc điểm sinh trưởng: Có thể phát triển tốt dù ở ngoài trời hay bóng râm, có thể trồng trong đất hoặc thủy sinh. Cây lan ý có tác dụng gì trong cuộc sống? Cây lan ý có thể hấp thụ một số khí độc hại thường xuất hiện trong không khí như formaldehyde, benzene, xylene,… Những chất này có thể gây hại cho sức khỏe con người nếu hít phải lâu dài. Do đó, việc trồng một vài chậu lan ý trong phòng khách hay phòng ngủ sẽ giúp lọc sạch không khí , mang lại bầu không gian trong lành hơn, đảm bảo tăng cường sức khỏe cho bạn và người thân trong gia đình. Cây lan ý có tác dụng gì trong cuộc sống? Bên cạnh đó, lan ý còn có thể hấp thụ sóng điện từ phát ra từ các thiết bị điện tử như laptop, điện thoại, tivi,… Do vậy, nếu gia đình bạn có nhiều thiết bị điện tử, hãy nhớ trồng một chậu lan ý để giảm thiểu tác hại của các sóng điện từ đối với con người. Ý nghĩa cây lan ý trong phong thủy? Cây lan ý là một loại cây phong thủy mang lại nhiều lợi ích cho gia đình. Cây không chỉ tạo ra năng lượng tích cực, mà còn giúp loại bỏ những năng lượng tiêu cực trong nhà. Nhờ vậy, gia chủ có thể sống an lành, hòa thuận, không bị xui xẻo hay xích mích. Cây lan ý còn được gọi là cây huệ hòa bình, vì cây mang lại sự ấm áp, tình yêu thương và sự đoàn kết cho các thành viên trong gia đình. Cây cũng có tác dụng bảo vệ sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh cho người trồng. Ý nghĩa cây lan ý Ngoài ra, cây lan ý còn có ý nghĩa phong thủy về tài lộc và may mắn. Chúng có khả năng sinh trưởng nhanh chóng, biểu hiện cho sự phát triển và thịnh vượng của gia đình. Cây lan ý là một món quà ý nghĩa cho những người muốn có cuộc sống giàu có, hạnh phúc và bình an. >>> Đừng bỏ qua: Top 8 cây cảnh trong phòng ngủ giúp bạn ngủ ngon Cây lan ý hợp mệnh gì? Tuổi gì? Cây lan ý không chỉ đẹp mà còn mang ý nghĩa phong thủy tốt lành, vậy cây này sẽ hợp với mệnh gì? Theo phong thủy, cây sẽ hợp với mệnh Kim và mệnh Thủy . Đối với người mệnh Kim: Cây có lá bắc màu trắng tinh khiết tương hợp với màu bản mệnh, giúp gia tăng tài lộc dồi dào, rước nhiều may mắn cho người thuộc mệnh này. Đối với người mệnh Thủy: Theo nguyên lý ngũ hành, Kim sinh Thủy, nên mệnh Thủy cũng rất hợp với cây lan ý. Người thuộc mệnh này có thể trồng lan ý để cải thiện vận may và sự nghiệp. Ngoài ra, màu xanh của lá lan ý cũng rất hợp với mệnh Mộc. Người thuộc mệnh này có thể cân nhắc trồng loài cây này. Đối với tuổi hợp cây lan ý, nếu năm sinh của bạn thuộc mệnh Kim, Thủy hay Mộc thì đều có thể trồng cây này trong nhà để gia tăng tài lộc và vận may. Cách trồng và chăm sóc cây lan ý Cây lan ý là một loại cây cảnh phổ biến được nhiều người ưa chuộng bởi vẻ đẹp thanh thoát và dễ trồng. Để trồng lan ý khỏe mạnh và luôn xanh tốt, bạn cần lưu ý một số điều sau: Cách trồng và chăm sóc cây vỹ trắng luôn tươi tốt Chọn giống : Hãy chọn mua cây con khỏe mạnh, cành lá xanh tươi, không có dấu hiệu sâu bệnh. Nên mua cây có kích thước vừa phải, không quá lớn hay quá nhỏ để cây dễ thích nghi với môi trường mới. Chọn chậu : Khi trồng, bạn nên chú ý lựa chọn chậu cây phù hợp. Chậu nên có lỗ thoát nước và kích thước vừa đủ để cây phát triển trong 1-2 năm mà không bị chật chội. Đất trồng : Nên là loại đất tơi xốp, thoát nước tốt, bạn có thể pha thêm phân hữu cơ vi sinh để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Ánh sáng : Lan ý cần nhiều ánh sáng nhưng không chịu được ánh nắng trực tiếp gay gắt. Do đó, bạn nên đặt chậu cây ở nơi thoáng mát, có ánh sáng vừa đủ. Bạn có thể trồng loại cây này để làm cây ban công , cây cảnh để bàn , cây cảnh phòng khách , cây cảnh văn phòng , cây phòng bếp , cây nhà vệ sinh ,…. Tưới nước : Tưới nước đều đặn khoảng 2-3 ngày tưới 1 lần tùy theo điều kiện thời tiết. Loài cây này còn có thể trồng thủy sinh để trang trí trong nhà. Cắt tỉa : Chú ý cắt tỉa cành lá khô héo thường xuyên để ngăn ngừa sâu bệnh hại tấn công cây. Bón phân : Nên chú ý bón phân định kỳ 6 tháng/lần vào mùa xuân và mùa thu. Như vậy, cây lan ý sẽ phát triển tốt và cho bạn những bông hoa xinh xắn. Câu hỏi thường gặp Khi trồng cây lan ý , bạn có thể sẽ gặp một số thắc mắc sau: Cây lan ý có độc không? Câu trả lời là Có . Phần lá và củ của cây lan ý có chứa chất canxi oxalat, sẽ gây hại cho đường ruột của bạn. Nếu trẻ em ăn phải sẽ xuất hiện các triệu chứng như bị ngứa, nóng rát, sưng môi, miệng và lưỡi, tiêu chảy,…. Nếu người lớn ăn một lượng nhỏ thì độc tính cũng không gây hại quá nghiêm trọng. Cây lan ý ra hoa vào mùa nào? Lan ý thường ra hoa vào mùa xuân . Nếu được chăm sóc tốt, cây sẽ nở hai lần trong năm. Lan ý ra hoa Cây lan ý có chịu được nắng không? Loài cây này thuộc loại ưa bóng râm và thích nơi có ánh sáng khuếch tán vừa phải vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Do đó, cây không chịu được ánh nắng mặt trời quá gay gắt. >>> Xem thêm: Top 8 cây cảnh sân vườn thu hút may mắn, tài lộc Cây lan ý trồng trong nhà có tốt không? Đương nhiên là Tốt , cây lan ý không chỉ đem lại vẻ đẹp mà còn rất có ích cho sức khỏe. Cây có khả năng thanh lọc không khí và hấp thụ các khí độc hại, sóng điện từ, giúp nâng cao sức khỏe của gia đình. Về mặt phong thủy, cây còn thu hút tiền tài, vận may, giúp gia chủ phát triển tốt trên con đường công danh sự nghiệp. Cây lan ý để trong phòng ngủ có tốt không? Bạn có thể trồng cây lan ý trong phòng ngủ mà không cần lo ngại gì. Cây lan ý có khả năng thải ra oxy vào ban đêm và làm tăng độ ẩm trong phòng ngủ, giúp bạn có một giấc ngủ ngon và an lành. Kết luận Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ đặc điểm, ý nghĩa cũng như cách trồng và chăm sóc cây lan ý . Hi vọng nhờ những thông tin này, bạn có thể sở hữu được một chậu lan ý xinh đẹp, tô điểm cho không gian ngôi nhà của mình.
- Cay ray voi
Cay ray voi Cây ráy voi xuất hiện ở khá nhiều nơi, nó được dùng để trang trí trong nhà, quán cà phê, dọc đường đi hay tại các sân vườn. Ở quê thì chúng thường mọc hoang dọc các bụi cây, ven đường cũng rất nhiều. Không chỉ mang tính thẩm mỹ, làm đẹp cho ngôi nhà, loài cây này còn mang nhiều ý nghĩa khác nữa. Bây giờ chúng ta sẽ cùng vựa cây xanh đi khám phá chi tiết về loại cây này nhé! Đặc điểm của cây ráy voi là gì? Đặc điểm của cây ráy voi Thông tin cơ bản Tên thường gọi : Cây ráy voi Tên gọi khác : Cây bạc hà voi, cây da vu hay cây môn rừng. Tên khoa học : Alocasia odora Họ cây : Họ Ráy (Araceae) Nơi phân bố : Chúng xuất hiện và phát triển mạnh mẽ ở những nơi có khí hậu nhiệt đới gió mùa hay ôn đới, có thể kể đến như Campuchia, Việt Nam, Lào, . Bạn có thể dễ dàng tìm chúng ở nơi có ánh sáng trung bình hoặc ẩm thấp như các triền đồi, suối. Đặc điểm bên ngoài Thân cây : Ráy voi thuộc họ thân mềm, thường sẽ cao khoảng từ 30cm cho đến 1,4m. Cây gồm nhiều bẹ lá, phần thân dưới mọc bò, phần trên lại mọc thẳng đứng. Lá cây : Thường rất to và rộng, phiến lá có dạng hình trái tim, mọc dài ra và không thấm nước. Kích thước chiều dài lá khoảng 10 đến 50cm, chiều rộng khoảng 8 đến 45 cm, phần cuống cũng rất dài khoảng 15 cho đến 120cm. Hoa : Cây ráy voi cũng rất đặc biệt, hoa cái sẽ mọc ở gốc, còn hoa đực lại mọc ở phía trên cao. Quả : Có dạng hình trứng, có màu đỏ đậm khi chín trông rất đẹp. Củ được hình thành và phát triển từ rễ, có màu nâu. Cây ráy voi có tác dụng gì? Tác dụng của cây ráy voi Cây ráy voi còn có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe con người. Chúng có thể hỗ trợ trị bỏng, trị các vết thương mềm, kháng côn trùng đốt, rắn cắn, mề đay, chữa ghẻ lở, mụn nhọt hay ngứa ngáy. Thanh nhiệt, tiêu đàm và giảm đau nữa đấy! Ý nghĩa của cây ráy voi trong phong thủy Không phải ngẫu nhiên mà cây ráy voi được nhiều người chọn làm cây cảnh để trồng trong nhà hay ngoài sân vườn, loài cây này mang một ý nghĩa phong thuỷ rất lớn. Chúng có ý nghĩa mang lại sự may mắn, đem về nhiều tài lộc, phúc khí cho gia chủ, rất thích hợp để trồng trong sân vườn , sân thượng hoặc ban công . Ngoài ra, lá của cây ráy voi to rộng như cánh buồm, điều này có ý nghĩa tượng trưng cho sự thịnh vượng, phát triển, làm ăn thuận buồm xuôi gió. Đặc biệt, trồng loài cây này trong nhà sẽ giúp chúng ta cảm giác thư thái và bình yên. Cây ráy voi có ngứa không? Nếu bạn đang thắc mắc cây ráy voi có ngứa không , câu trả lời sẽ là Có . Cây ráy voi có chứa thành phần gây ngứa trong lá, thân và củ ráy. Cây thuộc loại đại độc (độc nhiều), khi còn sống không được ăn nhiều, vì chúng sẽ gây nên một số tác dụng phụ không mong muốn như ngứa miệng và cổ họng. Mặc dù gây ngứa nhưng nếu bạn biết cách sử dụng, cây ráy voi vẫn có thể chữa một số loại bệnh như mụn nhọt, ghẻ, sưng bàn chân,… Cách trồng cây ráy voi sinh trưởng khỏe mạnh Cách chăm cây ráy voi Bạn có thể trồng cây ráy voi riêng lẻ hoặc cũng có thể trồng xen kẽ với các loại cây khác. Có thể trồng trong nhà hoặc trồng ngoài vườn đều được. Chúng thích hợp với rất nhiều loại đất như đất mùn, đất cát pha hay đất phù sa đều được. Nếu không có cây con, bạn cũng có thể sử dụng trồng bằng củ. Củ ráy voi được chọn làm giống nên là những củ to, không bị sâu bệnh và tốt nhất nên chọn củ lấy từ những cây mẹ khoẻ mạnh, phát triển tốt. Cách chăm sóc cây ráy voi luôn tươi tốt quanh năm Cây ráy voi rất dễ trồng và cũng rất dễ chăm sóc, không cần phải chăm chút tỉ mỉ như nhiều loại cây cảnh khác. Nếu bạn vẫn chưa biết thì chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết nhé! Ánh sáng Cây ráy voi có thể trồng được ở những nơi có ánh sáng trực tiếp (không quá gắt) ở ngoài trời lẫn những nơi râm mát. Nhưng nếu là môi trường nửa râm mát thì chúng sẽ có cơ hội phát triển một cách mạnh mẽ nhất. Nếu bạn chọn trồng cây ráy voi trong nhà thì nên chịu khó mang chúng ta hứng nắng từ 4 -6 tiếng/ tuần. Tưới nước Nhớ tưới nước thường xuyên vì chúng là loại cây ưa ẩm. Hàng tuần, bạn nên tưới nước định kỳ cho cây khoảng 1 -2 lần. Lượng nước tưới mỗi lần nên duy trì ở mức từ 2 – 5 lít. Đất trồng Cây ráy voi thích hợp trồng ở loại đất tơi xốp, có nhiều chất dinh dưỡng. Bạn có thể lựa chọn đất thịt để cây phát triển tốt nhất. Phân bón Vào thời kỳ cây phát triển và tăng trưởng mạnh thì nên kích thích thêm bằng một ít phân hữu cơ mục nát. Cây sẽ rất nhanh lớn với phần lá to rộng, giúp không gian của bạn thêm phần tươi mát. Những lưu ý khi trồng cây ráy voi làm cảnh Chú ý không để cây ráy voi phải tiếp xúc trực tiếp quá lâu với nguồn ánh sáng mạnh Lựa chọn cây giống tốt, không bị sâu bệnh Cần xác định rõ loại cây ráy voi mình định trồng là cây trồng trên cạn hay trồng dưới nước để chọn môi trường sống phù hợp cho chúng Nếu là loại cây không trồng trên đất thì không cần vùi rễ xuống sâu vị dễ làm thối rễ Trường hợp cây bị các loại rêu hại bu bám thì nên chọn nuôi thêm các loại cá có thể rêu Tổng hợp hình ảnh đẹp nhất của cây ráy voi Kết luận Giờ thì bạn đã hiểu rõ về cây ráy voi rồi đúng không nào. Loài cây có rất nhiều ý nghĩa, công dụng và lại còn dễ chăm sóc như thế này thì còn chần chờ gì nữa mà bạn không mang nó về nhà ngay. Không gian sống của bạn sẽ càng thêm xanh mát và tuyệt vời với loài cây hữu ích này.
- Cay phong la do mini
Cay phong la do mini Cây phong lá đỏ thường xuất hiện nhiều trong các bộ phim tình cảm của Hàn Quốc, Nhật Bản mà chúng ta vẫn thường xem. Vài năm trở lại đây, loài cây này đang được nhiều nơi trồng và nhận được sự hưởng ứng, yêu thích từ rất nhiều người. Bạn đã biết gì về loài cây này, cùng theo chân vựa cây xanh tìm hiểu kỹ hơn nhé! Đặc điểm của cây phong lá đỏ Thông tin cơ bản Tên thường gọi : Cây phong lá đỏ Tên gọi khác : Cây thích, cây phong đầm lầy hay Carolina phong đỏ,… Tên khoa học : Acer Rubrum Nguồn gốc và nơi phân bố : Cây có nguồn gốc từ miền đông của Bắc Mỹ, sau đó được trồng rộng rãi tại các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản Trung Quốc. Ở Việt Nam, vài năm trở lại đây cây phong đó cũng bắt đầu được du nhập vào và rất được mọi người yêu thích. Khu vực sinh sống : Loài cây này rất thích hợp với kiểu khí hậu ôn đới nhưng lại không chịu được khi nhiệt độ quá cao từ 32 – 40 độ C có thể khiến cây rụng lá và cháy. Đặc điểm bên ngoài Thân và cành cây : Cây phong đỏ thuộc loại cây thân gỗ, có nhiều cành, cao trung bình từ 2 -15 mét. Nếu mọi người để ý sẽ dễ dàng nhận ra, lúc nhỏ vỏ cây có màu trắng xám, khá mịn. Khi lớn lên, vỏ của chúng dần trở nên sần sùi, xuất hiện vảy và có màu sẫm hơn. Cành cây có màu tối hoặc màu đỏ tươi, chúng thường to hơn so với nhiều loại cây khác. Lá cây : Nét đặc trưng nổi bật tạo nên sức hấp dẫn kỳ diệu của loài cây này chính là màu đỏ rực của những chiếc lá. Khi còn non, lá của chúng sẽ có màu xanh, dần sẽ chuyển qua màu cam, sau đó mới ngã về màu đỏ đặc trưng. Đến mùa xuân, lá cây sẽ chuyển qua màu xanh đậm, khi già đi chúng sẽ rụng xuống. Mùa xuân, cây phong đỏ sẽ lại đâm chồi nảy lộc lại. Hoa của cây : Cây có cùng màu như lá, chúng mọc rũ xuống thành từng chùm. Điều đặc biệt, có nhiều cây phong đỏ chỉ có hoa đực hoặc chỉ có hoa cái, mọc giữa các cây hoa đực cái xen lẫn. Quả cây : Quả phong thường mọc thành từng cụm ở trên thân cây. Vào đầu hoặc cuối tháng 6 hằng năm, chúng sẽ dần rụng hết đi. Tác dụng của cây phong lá đỏ Tạo bóng mát cho không gian Cây phong lá đỏ có tán lá rộng, mọc xum xuê nên bên dưới cây sẽ tạo ra bóng mát cho sân vườn của bạn. Chính vì điều này nên loài cây này được trồng làm bóng mát ở trong các công viên, khu đô thị, đường phố. Màu đỏ rực của những tán lá phong thực sự rất đẹp, tạo nên điểm nhấn tuyệt vời cho bất cứ nơi nào trồng nó. Rất nhiều điểm check in nổi tiếng thu hút đông người đến tham quan và thưởng thức là bởi nhờ có sự xuất hiện của những cây phong đỏ này. Trang trí cho không gian Ngày nay, người ta đã nhân giống và tạo ra nhiều loại cây phong lá đỏ bonsai , phong đỏ mini để trồng trang trí trong nhà, văn phòng làm việc hay tại các khu tiểu cảnh. Với những cây phong đỏ được trồng lâu năm thì gỗ của chúng rất quý, gỗ chắc, ít mối mọt nên được sử dụng để tạo nên các sản phẩm mỹ nghệ hay đồ nội thất giá trị. Thu hút tài lộc, may mắn Cây phong lá đỏ vừa giúp làm đẹp không gian, mà lại vừa mang ý nghĩa thu hút tài lộc, mang về nhiều sự may mắn. Người trồng loài cây này thường gặp nhiều vận may trong cuộc sống, dễ thăng tiến trong công việc và phát triển rất tốt đường tài vận. Cây phong lá đỏ hợp mệnh gì? Cây phong lá đỏ hợp mệnh gì ? Cây hợp với người mệnh Hỏa và người mệnh Thổ nhất. Người thuộc hai mệnh này trồng cây phong đỏ sẽ gặp nhiều may mắn và thuận lợi trên con đường làm ăn, sức khỏe càng khỏe mạnh, gia đình hạnh phúc, ấm êm. Cây phong lá đỏ có trồng được ở Việt Nam không? Câu trả lời là Hoàn toàn được . Cây vẫn có thể phát triển tốt với khí hậu của Việt Nam nếu được chăm sóc đúng cách. Cây sẽ giúp không gian của bạn tràn ngập vẻ đẹp rực rỡ, thơ mộng, đồng thời mang đến bầu không khí thoải mái dễ chịu, thu hút nhiều may mắn và vận may cho gia đình của mình. Biểu tượng của cây phong lá đỏ tại Canada Tại Canada, cây phong lá đỏ xuất hiện trên lá cờ quốc kỳ của nước này. Hình ảnh chiếc lá phong đỏ rực rỡ trên nền trắng, với 11 đầu nhọn. Bên ngoài lá cờ được viền một màu đỏ cùng màu với phần lá phong. Chúng ta có thể thấy rằng, lá phong được xem là một biểu tượng của người dân tại đất nước Canada này. Cách trồng và chăm sóc cây phong lá đỏ tại Việt Nam Cây phong lá đỏ sở hữu vẻ đẹp mê hồn là điều mà ai cũng phải công nhận. Nhiều người vì quá yêu thích chúng nên đã mang về trồng. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách trồng và chăm sóc chúng như thế nào trong vườn nhà mình. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn những điều cơ bản nhất khi trồng và chăm sóc loài cây này. Cách trồng cây phong lá đỏ VIệt Nam là đất nước có kiểu khí hậu nhiệt đới, thổ nhưỡng cũng rất phù hợp để cây phong lá đỏ phát triển. Vì thế, việc trồng và chăm sóc loài cây này cũng không phải là chuyện quá phức tạp. Bạn có thể trồng chúng bằng hạt hoặc sử dụng mầm cắt từ gốc cây. Quy trình trồng cây phong đỏ bằng cách gieo hạt: Bước 1 : Chọn hạt giống cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, giúp cây con nảy mầm nhanh và phát triển tốt nhất. Bước 2 : Ngâm hạt giống vào nước ấm trong khoảng từ 1 đến 2 ngày, sau đó bỏ vào tủ lạnh trong 3 tháng. Khi thấy trời chuyển mùa thu thì mới đem hạt ra gieo trồng. Nhờ cách xử lý hạt giống này, cây con có thể nảy mầm tốt và phát triển với chiều cao lên đến 5 mét. Cách chăm sóc cây phong lá đỏ Ánh sáng : Cây phong lá đỏ thích hợp trồng ở ngoài trời hoặc ở nơi có bóng râm bán phần. Tuy nhiên, bạn không nên trồng ở nơi có quá nhiều nắng gắt, do đó, hãy trồng xen kẽ phong lá đỏ với các cây khác để tránh nắng gắt trực tiếp. Đất trồng : Có thể chọn loại đất tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng và cần xẻ rãnh giúp thoát nước, tránh bị ngập úng. Khi trồng, hố trồng cây phải được đào sâu để rễ cây được giữ chặt, nếu trồng bầu thì phải để bầu cao hơn mặt đất, như thế sẽ chống úng rễ. Che chắn : Cần che chắn cho cây tốt, tránh gió lớn bởi vì gió có thể làm cây phong đỏ mất nước hoặc làm tổn thương các cành cây. Tưới nước : Tưới với lượng nước vừa đủ, nhất là trong mùa hanh khô hay trong những ngày nắng nóng. Phân bón : Cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây bằng các loại phân bón, mùa hè thì nên chọn các loại phân bón phân huỷ chậm để bón cho cây. Ngừa sâu bệnh : Cây có thể gặp phải tình trạng bị ốc sên, rệp hay nếm bệnh tấn công. Do đó, bạn nên kiểm tra cây định kỳ và xử lý kịp thời khi có dấu hiệu bệnh hại ở cây. Mua cây phong lá đỏ ở đâu giá tốt nhất? Để mua được loài cây này với mức giá tốt nhất, bạn có thể mua tại các vườn ươm, vườn cây cảnh hoặc mua online trên mạng. Một số nơi mua online uy tín mà bạn có thể tham khảo như: Trang web của các nhà vườn cây cảnh, vựa cây cảnh. Các trang thương mại điện tử: Shopee, Lazada. Mạng xã hội như Facebook, Tiktok. Về giá bán cây phong lá đỏ hiện nay sẽ phụ thuộc vào chiều cao cũng như tuổi thọ của cây. Với những cây phong lá đỏ mini, giá bán sẽ rất rẻ, chỉ khoảng 150 nghìn đồng một cây. Hình ảnh cây phong lá đỏ Kết luận Cây phong lá đỏ mang nét đẹp lãng mạn, mê đắm lòng người nên rất nhiều người yêu thích nó. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ thêm về loài cây này và có thêm động lực cũng như tự tin để trồng sở hữu cho mình loài cây tuyệt đẹp này.
- Cay hoa bong
Cay hoa bong Cây hoa bỏng là loài cây cảnh phổ biến, thường được trồng trong văn phòng, nhà ở để tô điểm sắc màu cho không gian. Với nhiều ưu điểm như dáng cây đẹp, hoa rực rỡ, dễ trồng và chăm sóc, cây hoa bỏng ngày càng được nhiều người yêu thích. Sau đây, hãy cùng Vựa cây xanh tìm hiểu ngay về đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng cũng như cách trồng và chăm sóc loài cây này nhé. Đặc điểm của cây hoa bỏng Thông tin cơ bản Tên thường gọi : Cây hoa bỏng , cây lá bỏng Tên gọi khác : Cây sống đời ta, cây đả bất tử, cây trường sinh, cây diệp sinh căn Tên khoa học : Kalanchoe pinnata (Lam.) Pers Họ cây : Họ lá bỏng Crassulaceae Nguồn gốc : từ Madagasca, Úc hay khu vực Tây Ấn. Đặc điểm bên ngoài Thân cây : Là một loài cây dễ sống và phát triển nhanh. Chỉ cần một chiếc lá rơi xuống mặt đất ẩm ướt, nó sẽ nảy mầm và phát triển thành một cây mới dễ dàng. Cây có thân cao từ 40 đến 60cm, tròn trịa, nhẵn , trên thân có những đốm màu tía. Lá : Hai bên lá mọc đối xứng, hình bầu dục, có thể nguyên hoặc xẻ thành 3, 5 hoặc 7 thùy. Phiến lá dày và căng mọng, mép lá có những răng cưa nhỏ và tròn. Hoa : Có màu sắc rực rỡ, đỏ hoặc vàng cam, mọc thành chùm dài treo xuống từ đầu thân. Quả : Nhỏ và chia thành 4 đại. Phân loại các loài hoa bỏng Cây hoa bỏng (hay còn gọi là cây sống đời) là một loài cây đặc biệt có nhiều loài khác nhau, mỗi loài có một nét đẹp riêng biệt: Cây sống đời ta còn được gọi là cây bỏng ta : Có lá xanh mướt, dày và căng mọng, hoa có hai màu chủ đạo là đỏ và hồng. Cây sống đời Đà Lạt : Có hoa nhỏ dạng hoa nhuyễn nhưng đa sắc như đỏ, hồng, vàng, cam. Cây thường ra hoa vào mùa xuân, mang đến không khí tràn ngập sắc màu và tươi vui. Cây sống đời lá dài : Có lá dài và cong, viền lá có răng cưa nhỏ. Hoa của nó mọc thẳng đứng, có màu hồng nhạt, rất dịu dàng và thanh nhã. Hoa chỉ nở vào tháng giêng, tượng trưng cho sự bắt đầu của một năm mới. Cây sống đời ngũ sắc : Có hoa có năm màu khác nhau: Đỏ, vàng, xanh, tím và trắng. Hoa có dạng bông nhuyễn, mọc thành chùm dài và thường ra hoa vào dịp Tết. Ý nghĩa của cây hoa bỏng trong phong thủy Cây hoa bỏng là một loài cây cảnh phong thủy nhỏ nhắn, nhưng có sức sống mãnh liệt phi thường. Chỉ cần một chiếc lá rơi trên đất, nó sẽ phát triển thành một cây con mới, thể hiện cho sức sống dẻo dai và bất diệt. Cây hoa bỏng được trồng ở nhiều nơi, làm đẹp cho không gian và làm quà tặng ý nghĩa vào những dịp lễ, Tết. Loài cây này còn mang đến nhiều điều tốt lành cho gia đình. Khi đặt chậu cây trong nhà , nó như một lời chúc cho gia đình luôn khỏe mạnh và hạnh phúc. Cây cũng là biểu tượng cho sự sinh sản, phát triển và đoàn kết của các thành viên trong gia đình. Ý nghĩa của cây hoa bỏng trong phong thủy Cây hoa bỏng cũng là một món quà ý nghĩa cho bạn bè. Khi tặng loài cây này cho bạn bè, nó như một lời thổ lộ tình bạn sâu sắc và bền chặt. Cây hoa bỏng cũng rất phù hợp cho những người làm việc, thích hợp làm cây cảnh để bàn . Cây không đòi hỏi nhiều công sức chăm sóc, bạn chỉ cần cung cấp đủ ánh sáng và nước, cây sẽ phát triển khỏe mạnh. Vì đó mà cây hoa bỏng còn là một biểu tượng cho sự nỗ lực, vượt qua khó khăn và tinh thần làm việc cao. Cây hoa bỏng hợp mệnh gì? Tuổi nào? Cây hoa bỏng có nhiều màu sắc khác nhau nên sẽ phù hợp với nhiều mệnh và tuổi khác nhau. Vậy theo phong thủy, cây hoa bỏng hợp mệnh gì nhất? Cây thuộc hành Thổ nên sẽ rất phù hợp với những người thuộc mệnh này. Ngoài ra, vì Hỏa sinh Thổ nên mệnh Hỏa cũng rất hợp với loài cây này. Những người mệnh Thổ và Hỏa đặt cây hoa bỏng trong nhà sẽ giúp giảm vận xui và gia tăng vận khí tốt lành, giúp công việc thăng tiến nhanh chóng và gặp được nhiều cơ hội phát tài. Vậy cây hoa bỏng hợp với tuổi nào nhất? Cây hoa bỏng phù hợp với những người tuổi Tý, Sửu, Dần, Mão, Tỵ, Ngọ và Mùi. Màu sắc rực rỡ của hoa sẽ mang lại nhiều may mắn và thuận lợi cho những người tuổi này. Cây hoa bỏng hợp mệnh gì? Cây hoa bỏng có tác dụng gì? Ngoài tác dụng trang trí, cây hoa bỏng còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh từ lâu đời. Trong dân gian, nhờ có tính chất giải độc tốt, cây thường được dùng để chữa các bệnh như bỏng, cầm máu, làm liền vết thương, chữa mắt đỏ, sưng đau…. Cây còn được dùng để đắp lên các bệnh về da như mụn nhọt, hoặc điều trị bệnh đường ruột, dạ dày như viêm loét, trĩ. Cây hoa bỏng cũng có tác dụng kháng khuẩn, điều trị nhiều bệnh nhiễm trùng hiệu quả mà không gây tác dụng phụ. Chính vì thế, cây hoa bỏng còn có tên gọi khác là “cây bỏng”, ám chỉ công dụng chữa lành các vết bỏng rất tốt. Cách trồng cây hoa bỏng khỏe mạnh nhanh chóng nhất Để nhân giống cây hoa bỏng , bạn có thể áp dụng 2 phương pháp chính: Gieo trồng bằng hạt : Hãy chuẩn bị đất giàu dinh dưỡng, đảm bảo độ tơi xốp và độ ẩm vừa phải. Sau khi gieo hạt vào và mọc thành cây con, nếu thấy cây được 2-3 lá, có thể tách ra trồng vào chậu. Nhân giống bằng lá : Bạn đem trồng lá già xuống đất ẩm rồi tưới nước bón phân đầy đủ. Sau một thời gian, mép lá sẽ mọc ra nhiều cây con thì bạn có thể tách ra để trồng riêng. Đối với đất trồng, bạn nên trộn đất phù sa, tro trấu, vôi bột và xơ dừa theo tỷ lệ 1:1:1:1 để tạo môi trường thích hợp cho cây phát triển. Lưu ý khi trồng cây cần nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương thân lá và rễ cây. Nếu cây bị xước có thể dẫn đến nhiễm bệnh và làm cây bị chết. Cách trồng cây hoa bỏng khỏe mạnh nhanh chóng nhất Cách chăm sóc cây lá bỏng luôn xanh tốt Cây hoa bỏng là loài cây dễ trồng và chăm sóc, miễn bạn lưu ý một số điều sau: Hãy tưới nước đều đặn, không để đất quá khô hoặc quá nhiều nước. Ngoài ra, hãy nhớ bón phân cho cây đầy đủ và tỉa bớt lá già để cây khỏe mạnh hơn. Cây hoa bỏng là loài ưa thích nắng nhẹ, không thích nắng to, bạn nên đặt cây gần cửa sổ có ánh nắng nhẹ hoặc chiếu nắng nhẹ khoảng 1 tiếng/ngày nếu trồng trong nhà. Bạn có thể chọn trồng chúng làm cây ban công , cây sân vườn , cây cảnh phòng khách ,…. giúp tăng vẻ đẹp cho không gian. Nếu trồng ngoài trời , bạn nên đặt ở nơi có mái che, tránh ánh sáng quá gay gắt. Nhiệt độ lý tưởng cho cây là 20-32 độ C. Chỉ sau vài tháng chăm sóc tốt, cây hoa bỏng sẽ ra hoa đẹp mắt, tô điểm cho không gian ngôi nhà của bạn. Thời điểm ra hoa kéo dài từ tháng 12 năm trước cho đến tháng 4 năm sau, mang lại sắc xuân rực rỡ cho ngôi nhà. Kết bài Trên đây là một số kiến thức cơ bản về đặc điểm cũng như cách trồng và chăm sóc cây hoa bỏng . Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn dễ dàng trồng và thưởng thức vẻ đẹp lung linh của cây hoa bỏng trong vườn nhà của mình.
- Cay lan hat dua
Cay lan hat dua Với vẻ đẹp bên ngoài độc đáo, cây lan hạt dưa ngày càng được nhiều người yêu thích và trồng nhiều tại vườn nhà. Cây lan hạt dưa không chỉ làm cảnh mà còn có nhiều công dụng trong đời sống. Để có thể trồng và chăm sóc cây lan hạt dưa đúng cách, hãy cùng Vựa cây xanh tìm hiểu về đặc điểm của loài cây này. Đặc điểm của cây lan hạt dưa Thông tin cơ bản Tên thường gọi : Cây lan hạt dưa Tên gọi khác : Cây lan đô la, lan dollar, lan hạt dưa cẩm thạch,… Tên khoa học : Dischidia oiantha Schltr Họ cây : Asclepiadaceae (họ Thiên lý) Đặc điểm bên ngoài Thân : Cây lan hạt dưa có thân cây rũ, cong và nhỏ nhưng cứng cáp. Từ một gốc, cây phát triển ra nhiều nhánh con, mỗi nhánh lại có nhiều mắt nhỏ kèm theo rễ phụ. Điều này giúp cho việc nhân giống cây trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn, không cần tốn nhiều công sức như những loại cây khác. Chiều dài của cây dao động từ 30 đến 50cm, tùy thuộc vào cách chăm sóc và môi trường sống của cây. Cây có thể sống quanh năm, thường sống bám vào các vật thể khác hoặc tìm đường leo lên các cây lớn hơn. Lá : Có hình bầu dục, trông giống như những hạt dưa to lớn, đây cũng là nguyên nhân vì sao cây có tên là lan hạt dưa. Trên thị trường, có hai loại lan hạt dưa khác nhau, một loại có lá màu cẩm thạch, một loại có lá màu xanh lục đậm. Hoa : Cây không có hoa nhưng lại có những chiếc lá nhỏ xinh xắn, bao quanh thân cây một cách tinh tế. Những chiếc lá này tạo nên một sắc xanh mát mắt, thu hút sự chú ý của nhiều người yêu cây. Đặc điểm bên ngoài của cây lan hạt dưa Tác dụng của cây lan hạt dưa Với vẻ đẹp nhẹ nhàng, cây lan hạt dưa thường được trồng trong những chậu cảnh độc đáo để làm điểm nhấn cho không gian sống. Bạn có thể sử dụng các chậu có hình dáng ngộ nghĩnh như vỏ ốc, vỏ sò, gáo dừa hay các chậu tự chế bằng đất sét, gốm sứ. Những chậu lan hạt dưa xinh xắn sẽ là loại cây cảnh lọc không khí làm tô điểm thêm vẻ đẹp cho khuôn viên quán cà phê, nhà hàng, ban công, hành lang. Bên cạnh đó, bạn có thể treo một giỏ lan hạt dưa nhỏ xinh bên cửa sổ để tận hưởng cảm giác thư thái, êm đềm mỗi khi ngắm nhìn. Loài cây nhỏ này cũng rất hợp để trang trí trong phòng khách, phòng làm việc với các chậu sứ thanh nhã, kệ sách, bàn trà… Lan hạt dưa thực sự là món quà ý nghĩa dành tặng cho người thân và bạn bè. Ý nghĩa của cây lan hạt dưa trong phong thủy Lan hạt dưa là một loại cây cảnh phong thủy độc đáo có lá sọc trắng ở hai bên. Cây mang ý nghĩa phong thủy phát tài, giúp gia chủ giàu có, may mắn và hạnh phúc. Cây còn được gọi là cây dollar, vì lá của nó giống như những tờ tiền xanh mướt. Lan hạt dưa có khả năng sinh tồn mạnh mẽ, biểu hiện cho tinh thần vượt qua mọi thử thách của người trồng. Cây còn sở hữu thân cây mềm mại, quấn quanh các vật thể khác, cho thấy sự gắn kết, thân ái và hòa hợp của các thành viên trong gia đình. Cây lan hạt dưa hợp mệnh gì? Cây lan hạt dưa không chỉ là một loại cây dây leo đẹp mắt, mà còn là một loại cây phong thủy mang lại nhiều lợi ích cho gia chủ. Theo quan niệm dân gian, cây lan hạt dưa có thể thu hút tài lộc, may mắn cho những người mệnh Mộc và Hỏa. Bởi vậy, nếu bạn trồng một giỏ lan hạt dưa trong nhà, bạn sẽ có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp, hạnh phúc trong gia đình và an lành trong cuộc sống. Cây lan hạt dưa hợp mệnh gì? Cách nhân giống cây lan hạt dưa Bạn có thể nhân giống cây lan hạt dưa theo hai cách: Tách bụi hoặc giâm cành. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cho từng cách trồng, bạn hãy tham khảo và thực hiện nhé: Phương pháp tách bụi Đây là cách trồng cây lan hạt dưa đơn giản nhất, chỉ cần bạn làm theo các bước sau: Bước 1 : Chuẩn bị đất và chậu. Bạn nên chọn đất tơi xốp, có khả năng thoát nước và giữ ẩm tốt. Chậu nên chọn loại có lỗ thoát nước ở đáy, kích thước phù hợp với cây. Bước 2 : Chọn cây con khỏe mạnh, có nhiều rễ và lá. Bạn nên chọn cây con từ cây mẹ già và khỏe mạnh để đảm bảo cây con có sức sống cao. Bước 3 : Tách cây con ra khỏi thân mẹ, cẩn thận không làm đứt rễ hoặc lá. Bạn có thể dùng kéo hoặc dao sắc để cắt nhánh con ra, sau đó xử lý vết cắt bằng than hoặc thuốc sát trùng. Bước 4 : Trồng cây con vào chậu đã chuẩn bị, đổ đất lên và ấn nhẹ để đất bám chặt vào rễ. Bạn nên chú ý trồng các cây con cách khoảng 10cm để cây có không gian phát triển. Bước 5 : Tưới nước cho cây để đất ẩm mà không ngập nước. Bạn nên tưới nước đều đặn, tùy theo thời tiết và độ ẩm của đất. Nếu trồng vào mùa hè, bạn nên tưới nước 2 lần /ngày, vào buổi sáng và chiều. Nếu trồng vào mùa mưa, bạn có thể tưới nước 1 lần/ngày, vào buổi sáng hoặc chiều. Phương pháp giâm cành Đây là cách trồng phù hợp cho những người thích trồng cây treo hoặc leo, bạn có thể làm theo các bước sau: Bước 1 : Chuẩn bị đất và chậu như phương pháp tách bụi. Bước 2 : Chọn nhánh con từ cây mẹ già và khỏe mạnh, có nhiều rễ và lá. Bạn nên chọn nhánh con có chiều dài khoảng 20cm, để dễ giâm cành. Bước 3 : Đặt nhánh con nằm ngang trên đất, rồi lấy đất lấp lên phần thân trên của nhánh. Bạn chỉ cần lấp đất qua mép trên của thân và để phần thân dưới còn tiếp xúc với không khí. Bước 4 : Tưới nước cho cây định kỳ như phương pháp tách bụi ở trên. Cách chăm sóc cây lan hạt dưa Mặc dù cây lan hạt dưa có sức sống mạnh mẽ, nhưng để cây phát triển tốt, người trồng cần lưu ý một số vấn đề sau: Cách chăm sóc cây luôn tươi tốt Ánh sáng Đây là loại cây thích ánh sáng bán phần và chịu bóng nên vẫn cần ánh sáng vừa phải để quang hợp. Tốt nhất, bạn nên đặt cây dưới ánh nắng nhẹ vào buổi sáng sớm hoặc chiều tà, tránh nắng gắt vào giữa ngày khiến lá cháy úa. Vị trí đặt cây thích hợp nhất là ở khu vực ngoài trời ít nắng như ban công , sân vườn , sân thượng . Bạn cũng có thể đặt chúng ở trong nhà làm cây để bàn làm việc , cây cảnh phòng khách , cây cảnh văn phòng ,…. Tưới nước Vào mùa hè, bạn nên tưới cho cây 1-2 lần/ngày, còn mùa mưa thì chỉ cần tưới 2 ngày/lần. Khi tưới, bạn nên dùng bình phun sương rồi tưới nhẹ nhàng lên lá cây. Nếu trồng nhiều cây lan hạt dưa, bạn nên đầu tư hệ thống tưới tự động tiết kiệm thời gian nhé. Phân bón Cây lan hạt dưa không quá kén chọn nên bạn có thể sử dụng các loại phân phổ biến trên thị trường. Ngoài ra, bạn nên bón thêm phân hữu cơ, phân vi sinh định kỳ để cải tạo đất. Cắt tỉa cây Bạn cần cắt tỉa cây thường xuyên, nhất là cành lá úa vàng để tránh lan rộng. Việc tỉa cành sẽ giúp cây mọc thêm cành mới và phòng trừ sâu bệnh hiệu quả. Kết luận Trên đây là một số thông tin về cây lan hạt dưa , bao gồm đặc điểm, công dụng, ý nghĩa và cách trồng chăm sóc cây. Hy vọng bài viết đã cung cấp những kiến thức hữu ích để bạn có thể trồng và chăm sóc loài cây này đúng cách.
- Cay quat canh
Cay quat canh Với ý nghĩa mang lại sự may mắn, thịnh vượng, cây quất cảnh luôn có mặt trong ngôi nhà người Việt mỗi dịp đón năm mới. Để có được một cây quất sai quả đón Tết, bạn cần nắm rõ một số kiến thức về cách trồng và chăm sóc cây, hãy cùng Vựa cây xanh tìm hiểu ngay. Đặc điểm cây quất cảnh Cây quất cảnh có tên khoa học là Citrus japonica, là loài cây có lá xanh tốt quanh năm. Mỗi dịp tết đến, cây quất ra trái sẽ được xem là biểu tượng của tài lộc và may mắn trong ngày đầu năm. Do đó, việc chăm sóc cho cây ra trái đúng dịp Tết luôn được rất nhiều người quan tâm. Ngoài làm cây cảnh phong thủy , cây quất trong Đông y còn là một vị thuốc chữa một số bệnh như viêm họng, cảm lạnh, lạnh bụng,… Ý nghĩa của cây quất cảnh trong ngày Tết Cây quất cảnh tượng trưng cho sự sum vầy, hạnh phúc của gia đình. Chính vì thế, người Việt thường trưng cây quất trong nhà để cầu chúc năm mới an lành, gia đạo hạnh phúc. Cây quất sai quả vàng ươm còn là biểu tượng của vàng bạc và tài lộc. Trong nhà đặt một cây quất chín vàng sẽ gia chủ có nguồn tài lợi, công danh thăng tiến. Ý nghĩa của cây quất cảnh trong ngày Tết Bên cạnh đó, khi chăm sóc tốt, cây sẽ xanh tốt quanh năm, mang ý nghĩa về sự tươi trẻ, sức sống mãnh liệt để đón nhận năm mới tích cực, nhiều năng lượng. Bạn có thể trồng loại cây này ở trong nhà hoặc ngoài trời để mang lại may mắn cho bản thân, ví dụ như trồng làm cây cảnh ban công , cây cảnh phòng khách , cây cảnh sân thượng , cây cảnh sân vườn ,…. Quất cảnh có ăn được không? Câu trả lời là Không nên ăn . Cây quất cảnh chưng Tết là loại quất được xử lý bằng nhiều hóa chất độc hại, có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe nếu như bạn ăn chúng. Cây quất cảnh chỉ nên dùng để trang trí, mang lại vẻ đẹp và ý nghĩa cho ngôi nhà của bạn. Nếu muốn ăn quất, bạn nên mua loại được trồng theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, hoặc tự trồng quất ở nhà, không dùng hóa chất. Nhưng nếu bạn đã mua cây quất cảnh chưng Tết mà không muốn vứt bỏ nó, bạn có thể tái sử dụng nó bằng cách hái hết quả, cắt bớt cành lá và trồng cây xuống đất. Bạn nên chăm sóc cây cẩn thận, tưới nước, bón phân và phơi nắng đều đặn. Khi cây ra quả mới, bạn có thể ăn chúng mà không cần lo lắng gì. Cách xử lý cho cây quất cảnh chín đúng dịp Tết Để cây quất cảnh có quả chín vàng vào đúng dịp Tết, bạn cần phải chăm sóc cây theo các lưu ý sau đây: Khoảng tháng 6-7 âm lịch, bạn cần thăm chừng vườn quất thường xuyên để phát hiện cây nào có quả phát triển mạnh. Bạn nên đào những cây này lên, rồi phơi nắng nhẹ trong khoảng 10 ngày. Sau đó, bạn nên tỉa bớt cành lá để cây thông thoáng và gọn nhẹ hơn. Nếu trồng trong chậu hoặc giỏ, bạn nên vặt hết quả cũ, và giảm tưới nước cho cây, để cây tập trung sức phát triển cành nhánh. Khoảng giữa hoặc cuối tháng 8 âm lịch, bạn cần chuẩn bị cho cây ra hoa thật nhiều để có quả chín vàng vào dịp Tết Nguyên Đán. Giai đoạn này, bạn cần cung cấp cho quất đầy đủ phân bón, nước, và ánh nắng. Bạn nên bón phân hữu cơ cho cây, để cây có đủ dinh dưỡng và khỏe mạnh. Chú ý tưới nước cho cây đều đặn, nhưng không nên tưới quá nhiều, để tránh úng rễ và gây bệnh cho cây. Hướng dẫn cách chăm sóc quất trong ngày Tết Cây quất cảnh trong ngày Tết chỉ cần chăm sóc khá đơn giản. Bạn hãy sử dụng bình phun nước cầm tay có dung tích 0,5-1,5 lít, sau đó dành ra 5 phút mỗi ngày để phun sương lên tán lá cây quất. Nước phun sẽ giúp lá được tươi mát, giảm bớt hiện tượng khô héo và rụng lá. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng tay để vẩy nước nhẹ nhàng lên mặt lá. Điều quan trọng là phải tưới đủ ẩm gốc rễ để cây khỏe mạnh. Một gốc cây khỏe sẽ giúp lá ít bị rung lay hơn sau Tết. Hướng dẫn cách chăm sóc quất trong ngày Tết Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc quất sau Tết Sau Tết, cây quất cảnh đã tốn nhiều sức để cho những quả quất chín vàng phục vụ nhu cầu trang trí năm mới của người dân. Để giúp cây hồi phục và khỏe mạnh trở lại, bạn có thể áp dụng cách làm sau: Cách trồng lại cây quất cảnh sau Tết Để trồng lại cây quất cảnh sau Tết , bạn nên sử dụng sản phẩm kích thích ra rễ cho cây. Hãy phun sản phẩm này đều lên tán lá và tưới ướt gốc cây. Sau 10 ngày, bạn sẽ thấy rễ cây phát triển mạnh mẽ với nhiều rễ mới. Tiếp theo, hãy dùng tay nhẹ nhàng vặt bớt 1/2 đến 2/3 số lá cũ để cây tập trung dưỡng chất nuôi những lá non. Lưu ý khi trồng lại cây quất cảnh sau Tết: Để trồng lại quất tốt nhất, nên chọn đất vườn pha cát hoặc sét, đảm bảo độ ẩm và thông thoáng. Độ pH đất lý tưởng cho cây quất cảnh là khoảng 5-6. Khi đào hố trồng cây, bạn nên bón thêm 1-2 kg phân vi sinh hoặc 3-5 kg phân chuồng để cung cấp dưỡng chất. Nên đắp cao nền đất quanh gốc và đào mương thoát nước xung quanh với chiều rộng 4-6m, sâu 20-30cm để tránh tình trạng đất bị ngập nước gây chết cây. Cách chăm cây quất cảnh sau Tết Lựa chọn đất trồng cây Để chuẩn bị đất trồng cây quất cảnh , bạn cần lựa chọn loại đất tơi xốp, thoáng khí và giàu chất dinh dưỡng. Đồng thời, độ pH đất nên được điều chỉnh ở mức 5-6 thích hợp cho sự phát triển của cây. Hạn chế sử dụng đất ở những nơi thường xuyên ngập úng để tránh tình trạng rễ bị thối. Cung cấp dinh dưỡng cho cây Sau khi trồng khoảng 5-7 ngày, bạn nên xới nhẹ đất quanh gốc và bón thêm phân để cung cấp dưỡng chất cho cây hồi phục trở lại. Bạn có thể sử dụng phân NPK (12:5:10), phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ hay phân vi sinh với liều lượng vừa phải tùy theo kích thước cây. Tuy nhiên, bạn không nên bón quá nhiều, tránh làm cây bị “ngộp thở” nhé. Cắt tỉa và tạo dáng cây Bạn chỉ cần cắt tỉa để cây gọn gàng lại, không nên tạo dáng cây ngay bây giờ. Nếu muốn tạo dáng mới cho cây quất, hãy đợi đến khi cây phát triển tốt với nhiều cành lá xanh um. Khi cắt tỉa hoặc tạo dáng, bạn có thể dùng dao hoặc kéo sắc bén để cắt tỉa cành nhánh cho đẹp mắt. Việc cắt tỉa nên thực hiện vào những ngày nắng ráo để tránh nấm mốc gây hại cho cây. Nên vặt hết quả và cắt tỉa lá để chăm sóc cây quất sau Tết Phòng ngừa sâu bệnh hại Để phòng trừ sâu bệnh, bạn cần quan sát kỹ cành lá để xử lý kịp thời. Thay vì dùng thuốc trừ sâu, bạn có thể sử dụng dụng cụ làm vườn xử lý sâu bọ gây hại ngay lập tức. Trồng cây quất vào chậu Khi đảo cây từ đất ra chậu mới, trước tiên cần tưới ẩm đất xung quanh rễ và dùng đầm sắt đập nhẹ quanh gốc để giữ bầu đất cho cây . Sau đó, bạn mới đào xung quanh rễ và cắt bỏ những rễ quá to, chỉ giữ lại rễ nhỏ quấn quanh bầu rồi dùng dây buộc chặt. Kết luận Trên đây là một số kiến thức cần biết để trồng và chăm sóc cây quất cảnh đúng cách trong ngày Tết cũng như sau Tết. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt nhất cho chậu quất cảnh để đón xuân sang, mang lại vận may và tài lộc cho gia đình trong năm mới.
- Cay son tung
Cay son tung Cây sơn tùng là cây cảnh đẹp xanh tốt quanh năm, thường được sử dụng để trang trí trong không gian hoặc dùng làm quà tặng trong dịp Noel. Sau đây, hãy cùng Vựa cây xanh tìm hiểu ngay về đặc điểm cũng như ý nghĩa và cách chăm sóc loài cây này. Đặc điểm của cây sơn tùng Thông tin cơ bản Tên thường gọi : Cây sơn tùng Tên gọi khác : Cây bắp tùng, cây tùng núi Tên khoa học : Chamaecyparis lawsoniana ”Ellwoodii” Họ cây : Cupressaceae (họ Hoàng đàn) Nguồn gốc: Từ các nước Châu Á như Ấn Độ, Philippine,… có cả Việt Nam, thường dùng để trang trí nội, ngoại thất trong nhà hoặc văn phòng. Đặc điểm bên ngoài Là cây : Thuộc họ lá kim có hình tháp tự nhiên Thân cây : Thuộc loại thân gỗ nhỏ, phần dưới phình to rồi nhỏ dần đến phần ngọn. Cây có chiều cao trung bình từ 30 đến 80cm, một số cây có thể cao đến 1m. Thân thường chắc chắn và dẻo dai, xung quanh thân được bọc một lớp vỏ màu xanh sần sùi. Cành lá cây : Cây có nhiều nhánh chính và nhiều nhánh nhỏ xung quanh. Lá cây sơn tùng màu xanh đậm, mọc dày thành từng lớp bao quanh cành nhánh. Các lớp lá có xu hướng mọc theo hướng đi lên, tạo dáng vẻ sang trọng và bắt mắt hơn. Đặc điểm sinh trưởng Cây sơn tùng phát triển khá chậm, có khả năng chịu được nắng nóng. Cây thuộc loại ưa nắng, không chịu được bóng râm và ngập úng nên đất trồng cần đảm bảo tính thoáng khí và tơi xốp. Đặc điểm bên ngoài của cây sơn tùng Các loại cây sơn tùng hiện nay Cây sơn tùng là một loài cây đẹp và có nhiều ý nghĩa trong văn hóa Việt Nam. Có nhiều loại tùng khác nhau, mỗi loại có những đặc điểm và ý nghĩa riêng, cụ thể như sau: Tùng la hán Đây là loại sơn tùng quý hiếm nhất, có thể sống được hàng trăm năm. Tùng la hán có hình dáng uốn lượn, lá màu xanh đậm, hoa màu trắng. Tùng la hán biểu tượng cho sự bất diệt, trường thọ, khí tiết cao quý. Cây có thể trấn trạch, hóa giải xui xẻo, mang lại may mắn cho gia chủ. Tùng la hán thích hợp để trồng trong chậu, để trong nhà hoặc ngoài sân. Tùng bách Tùng bách là loại sơn tùng có dáng cao, thẳng, lá màu xanh nhạt, hoa màu vàng. Loại tùng này biểu tượng cho sự kiên cường, vượt qua khó khăn, trường thọ, khí tiết. Cây có thể xua đuổi điềm xấu, mang lại vượng khí cho ngôi nhà. Tùng bách thích hợp để trồng ngoài trời , trước các toà nhà lớn, sân vườn. Tùng lá kim Tùng lá kim thuộc loại sơn tùng có dáng bụi, bò trên mặt đất, lá mảnh, màu xanh sáng. Tùng lá kim biểu tượng cho sự phú quý, tài lộc, vượng khí. Cây có thể mang lại sự giàu có, hạnh phúc cho gia chủ. Tùng lá kim thích hợp để trồng trong chậu, làm bonsai, trang trí trong nhà hoặc ngoài sân. Tùng thơm Đặc điểm bên ngoài của cây sơn tùng Tùng thơm nổi bật là loại sơn tùng có mùi thơm đặc biệt, lá màu xanh đậm. Chúng còn là biểu tượng cho sự thoải mái, thư thái, minh mẫn, xua đuổi côn trùng. Cây có thể giúp cho tinh thần sảng khoái, giải tỏa căng thẳng, tăng năng suất làm việc. Tùng thơm thích hợp để trồng trong chậu, trang trí trong phòng hoặc bàn làm việc. Tùng bồng lai Đây là loại sơn tùng có dáng nhỏ, cao từ 0,1m-0,2m, lá màu xanh nhạt, hoa màu trắng. Tùng bồng lai biểu tượng cho sự xua đuổi xui rủi, mang lại may mắn cho cuộc sống. Cây có thể hóa giải những điều không tốt, mang lại sự an lành, bình yên cho gia chủ. Tác dụng của cây sơn tùng trong cuộc sống Cây sơn tùng là một loại cây cảnh tuyệt vời, có thể mang lại nhiều lợi ích cho bạn như sau: Làm cây bonsai Cây sơn tùng là một loại cây cảnh đa dạng và linh hoạt, có thể tạo ra nhiều kiểu dáng khác nhau. Cây có thân gỗ chắc chắn, dễ uốn cong theo ý muốn, nên rất phù hợp để làm cây bonsai. Loài cây này cũng rất khỏe mạnh, ít bị bệnh tật, nên bạn không cần phải lo lắng về việc chăm sóc chúng. Trang trí cho không gian Cây sơn tùng còn có thể làm đẹp cho không gian sống của bạn. Bạn có thể trang trí cây thành cây thông noel, treo đèn và quả cầu lên cây, để tạo không khí ấm áp và lễ hội cho gia đình và bạn bè. Bạn cũng có thể đặt loài cây này trong nhà , để làm điểm nhấn cho phòng khách , văn phòng làm việc , hay phòng ngủ. Thanh lọc không khí Cây sơn tùng là loài cây thanh lọc không khí , hút bụi bẩn, và tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu cho bạn. Sau những giờ làm việc mệt mỏi, bạn sẽ cảm thấy thư giãn hơn khi trồng loài cây này trong nhà. Không chỉ đẹp về ngoại hình mà cây còn tốt cho sức khỏe Ý nghĩa cây sơn tùng là gì? Cây sơn tùng là một loại cây cảnh phong thủy thuộc họ lá kim, có nhiều nét tương đồng với cây thông. Cây có màu xanh tươi mát, thân cây cao và thẳng, lá cây nhỏ và dài, mang ý nghĩa sự sống lâu, bền vững và kiên định. Cây sơn tùng hợp mệnh gì? Về mặt phong thủy, cây sơn tùng sở hữu nhiều nét đặc trưng của mệnh Mộc . Nếu bạn thuộc mệnh Mộc, hãy thử trồng loài cây này trong nhà hoặc ngoài vườn để thu hút tài lộc, may mắn, thuận lợi và thành công trong cuộc sống. Cây sơn tùng hợp mệnh gì? Cách trồng cây sơn tùng đúng cách Cây sơn tùng là loại cây cảnh đẹp và dễ trồng, có thể trang trí cho không gian nhà bạn thêm xanh mát và tươi mới. Để trồng được cây sơn tùng, bạn chỉ cần làm theo các bước sau đây: Bước 1 : Chuẩn bị đất trồng bằng cách trộn mụn dừa, trấu và phân hữu cơ đã hoai mục với tỉ lệ như sau: 40 – 50% mụn dừa, 30% trấu và 20 – 30% phân hữu cơ. Đất trồng phải xốp, thoáng và có độ ẩm vừa phải. Sau đó, bạn cắt một nhánh cây sơn tùng đã có rễ và găm vào bầu đất. Bạn nên đặt cây ở nơi bóng râm trong khoảng 30 – 45 ngày để cây ăn rễ và phát triển tốt. Bước 2 : Khi cây đã cao khoảng 80cm, bạn có thể chuyển cây ra nơi có ánh nắng mặt trời hoặc trồng vào chậu lớn hơn. Bạn nên chọn nơi có ánh sáng hắt nhẹ, như cửa sổ, ban công hoặc sân vườn , sân thượng . Tránh để cây ở nơi quá nóng hoặc quá lạnh, vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và màu sắc của cây. Cách chăm sóc cây sơn tùng Để chăm sóc cây sơn tùng , bạn cần lưu ý những điều sau: Cách chăm sóc cây sơn tùng luôn tươi tốt và khỏe mạnh Tưới nước Cây sơn tùng không cần tưới nước thường xuyên, chỉ cần 2-3 ngày tưới 1 lần hoặc tưới khi thấy đất khô. Bạn nên tưới nước trực tiếp vào đất và phun sương lên lá để cung cấp độ ẩm cho cây. Tuy nhiên, không nên tưới quá nhiều nước, vì sẽ làm úng rễ và gây bệnh cho cây. Bón phân Cây không đòi hỏi nhiều về phân bón, bạn chỉ cần bón phân hữu cơ khi thấy đất trồng cạn kiệt dinh dưỡng. Bạn nên bón phân vào mùa xuân hoặc mùa thu, khi cây đang phát triển mạnh. Tránh bón phân vào mùa đông, vì cây sẽ ngừng sinh trưởng và nghỉ ngơi. Phơi nắng Cây sơn tùng cần có ánh nắng mặt trời để có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Bạn nên phơi nắng nhẹ cho cây từ 1-2 tiếng mỗi ngày, tốt nhất là vào buổi sáng hoặc chiều. Nếu bạn trồng cây trong nhà, bạn nên mang cây ra ngoài 1-2 lần mỗi tuần để cây được hấp thụ nắng và gió. Câu hỏi thường gặp về cây sơn tùng Dưới đây là một số thắc mắc mà bạn có thể gặp phải khi trồng cây sơn tùng : Cây sơn tùng hợp mệnh gì? Cây sơn tùng hợp nhất với người mệnh Kim vì lá của cây thuộc dạng lá kim (là đặc trưng của kim loại). Đối với các mệnh khác, cây không có tính tương khắc hay khắc mệnh gì cả. Nếu bạn yêu thích loài cây này, hãy thoải mái trồng chúng ở trong không gian vườn nhà mình. Cây sơn tùng sống được bao lâu? Cây sơn tùng có thể sống đến hàng trăm năm, chúng dễ dàng phát triển và thích nghi với nhiều điều kiện môi trường dù là khắc nghiệt nhất. Cây vốn là loài có khả năng chịu đựng tốt, có sức sống mãnh liệt và khả năng sống bền bỉ. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách, cây vẫn có khả năng héo và chết. Kết luận Cây sơn tùng là một loại cây cảnh độc đáo và ý nghĩa, biểu tượng cho sự bền bỉ và kiên cường. Bạn có thể trồng loài cây này để làm quà tặng cho người thân và bạn bè, hoặc để trang trí cho không gian sống của mình. Chúc bạn thành công với việc trồng và chăm sóc cây sơn tùng tại nhà.
- Cay tien ong Hoa da lan huong
Cay tien ong Hoa da lan huong Cây tiên ông (còn được gọi là cây dạ lan hương) là một loại cây cảnh có mùi thơm dễ chịu cùng màu sắc hoa đa dạng từ hồng, đỏ, trắng,… Cây vừa mang nét đẹp rực rỡ nhưng không kém phần sang trọng, thanh cao. Sau đây, hãy cùng Vựa cây xanh tìm hiểu ngay về đặc điểm, tác dụng cũng như cách trồng và chăm sóc loài cây này nhé. Đặc điểm của cây tiên ông Với vẻ đẹp kiêu sa rực rỡ cùng hương thơm dịu nhẹ, cây tiên ông đã nhanh chóng trở thành loại hoa cảnh được ưa chuộng nhất hiện nay. Dưới đây là một số thông tin mà bạn cần biết về loại cây này. Thông tin cơ bản Tên thường gọi : Cây tiên ông Tên gọi khác : Hoa dạ lan hương Đặc điểm bên ngoài Thân cây : Thuộc loại cây thân thảo sống lâu năm, phát triển từ củ giả. Hoa cây : Có thể có từ 1 đến 2 cành hoa trên mỗi cây. Dáng hoa mang nét tao nhã với những bông hoa hình chuông năm cánh mọc liên tiếp nối thành một vòng hoa trên một trụ hoa hình tháp dài khoảng 20 – 25cm. Hoa của loại cây này có nhiều màu sắc rất đa dạng như trắng, tím, đỏ, xanh lam,… Rễ cây : Rễ cây mọc thành chùm quanh thân giả. Rễ sẽ có màu trắng như nước nếu cây tiên ông được trồng thủy canh, chúng trông giống như bộ râu của một vị tiên ông. Cũng vì lí do này mà loài cây này có tên gọi “Hoa Tiên Ông” như vậy. Cây tiên ông nở hoa rực rỡ với hương thơm dịu nhẹ Cây tiên ông có ý nghĩa gì? Cây tiên ông là loài hoa đẹp có hương thơm dịu nhẹ, khiến cho người ta cảm thấy thư giãn và an tâm. Cây có những bông hoa nhỏ xinh, màu trắng, hồng, tím hay vàng, tươi sáng và dịu dàng, như những người bạn luôn lắng nghe và chia sẻ những khó khăn, lo toan trong cuộc sống. Hoa tiên ông còn là món quà ý nghĩa cho dịp Tết, chứa đựng lời chúc an khang, thịnh vượng, hạnh phúc và ấm áp cho người thân và bạn bè. Hoa tiên ông cũng là biểu tượng của sự trân trọng và yêu mến, cho dù có những lúc bất đồng hay ghen tuông. Hơn nữa, cây tiên ông còn có một ý nghĩa sâu sắc, đó là nhắc nhở bạn về những nỗi đau mà bạn đã từng trải qua, những nỗi buồn mà bạn đã từng giấu kín, những tình cảm mà bạn đã từng nuối tiếc. Cây tiên ông là một người bạn đồng hành, luôn bên bạn trong mọi hoàn cảnh. Nếu yêu thích loài cây này, bạn có thể trồng chúng ở ngoài trời để làm cây cảnh ban công , cây cảnh sân thượng hoặc làm cây cảnh sân vườn . Cây cũng có thể trồng ở trong nhà để làm cây cảnh để bàn , cây cảnh phòng khách , cây cảnh văn phòng , hoặc làm cây thủy sinh . Cây tiên ông hợp mệnh gì? Hoa tiên ông là loài hoa đa sắc, phù hợp với nhiều mệnh khác nhau, đặc biệt là mệnh Thủy . Để tăng giá trị phong thủy của chúng, bạn có thể lựa chọn màu hoa phù hợp với bản mệnh của mình: Hoa tiên ông màu hồng: Mang lại sự ấm áp, dịu dàng và ngọt ngào cho người có mệnh Thổ. Hoa tiên ông màu hồng cũng thể hiện tình yêu và lòng nhân ái. Hoa tiên ông màu xanh: Tượng trưng cho sự thanh tịnh, bình an và trí tuệ cho người có mệnh Thủy, chúng cũng biểu hiện sự tin tưởng và trung thành. Hoa tiên ông màu vàng: Đem lại sự giàu sang, phú quý và vinh quang cho người có mệnh Kim. Màu sắc hoa này vừa mang đến sự quý phái và sang trọng. Hoa tiên ông màu cam: Mang lại sự năng động, sáng tạo và đam mê cho người có mệnh Hỏa. Hoa tiên ông màu cam mang biểu tượng của sự lạc quan và vui vẻ. Cây tiên ông hợp mệnh gì? Cách trồng cây tiên ông luôn tươi tốt và ra hoa đẹp Để trồng cây tiên ông tại nhà không khó, nhưng bạn cần phải kiên nhẫn chăm sóc cây thường xuyên. Cây tiên ông cần 13 tuần để nở hoa, nên nếu bạn muốn có chậu hoa tiên ông rực rỡ đón Tết, hãy bắt đầu trồng sớm nhé. Để trồng cây tiên ông, bạn cần chuẩn bị củ giống, đất trồng, lọ thủy tinh và nước. Bạn có thể trồng hoa tiên ông theo hai cách: trồng trong đất hoặc trồng thủy canh. Xử lý giống trước khi trồng Bạn cần xử lý củ giống trước khi trồng. Củ giống cần được buộc kín bằng túi đen và để ở nơi mát có nhiệt độ từ 2-8oC trong 3 – 4 tuần để ngủ đông. Với khí hậu Việt Nam, bạn có thể để củ giống trong tủ lạnh, nhưng không để cạnh nơi có nhiều táo vì khí từ quả táo sẽ làm thối củ giống. Cách trồng cây tiên ông trong đất Đất trồng : Chọn đất trồng thoáng xốp, có độ ẩm và thoát nước tốt. Bạn có thể mua đất trồng sẵn hoặc tự trộn đất cát, đá dăm, sỏi vụn, trấu, … Chậu trồng : Chọn chậu trồng có lỗ thoát nước ở đáy, đổ đất vào chậu, chú ý cho đất vừa phải, cách miệng chậu 2-3 cm. Quy trình trồng cây : Bước 1 : Đeo găng tay khi trồng củ giống vì củ giống có thể gây kích ứng da và mắt. Sau đó, hãy đào lỗ nhỏ và trồng củ vào chậu, chú ý để phần chóp củ nổi lên trên mặt đất. Các củ cách nhau khoảng 7-8 cm, không để củ chạm vào nhau hoặc chạm vào thành chậu. Bước 2 : Tưới nước để làm ẩm đất, nhưng không tưới quá nhiều để tránh úng nước và thối củ. Bạn cũng cần bón phân cho cây để cây phát triển tốt. Bước 3 : Đặt chậu cây ở nơi mát hoặc tối trong 3-4 tuần đầu tiên, cho đến khi mầm hoa bắt đầu nhú. Sau đó, bạn cần chuyển chậu cây ra nơi có ánh sáng và thoáng gió để cây ra hoa. Cách trồng cây tiên ông trong đất Cách trồng cây tiên ông thủy canh Lọ trồng : Chọn lọ thủy tinh có cổ hẹp và phình to ở phía dưới. Lọ thủy tinh trong suốt sẽ giúp bạn nhìn thấy bộ rễ trắng của cây, tạo nên một vẻ đẹp độc đáo. Quy trình trồng cây : Bước 1 : Đổ nước vào lọ, để nước cách nút thắt cổ lọ 1-2 cm. Bạn nên sử dụng nước sạch, không có chất tẩy rửa hoặc chất khử trùng. Bước 2 : Lấy củ đã được xử lý giống ra để chuẩn bị trồng. Bạn cần đeo găng tay và đặt củ giống lên miệng lọ, để phần chóp củ cách mặt nước 1-2 cm. Bạn không nên để củ giống chìm trong nước vì sẽ gây úng và thối củ. Bước 3 : Để lọ cây ở nơi có ánh sáng vừa phải trong 3-4 tuần đầu tiên, cho đến khi bộ rễ phát triển. Sau đó, bạn cần chuyển lọ cây ra nơi có ánh sáng và thoáng gió để cây ra hoa. Cách chăm sóc cây tiên ông sau khi trồng Cách chăm sóc cây tiên ông sau khi trồng Không cần bón phân cho cây tiên ông sau khi trồng, vì củ giống đã có đủ dinh dưỡng cho cây phát triển và nở hoa. Chỉ cần giữ cho đất ẩm nếu trồng trong chậu và thay nước mới nếu trồng thủy canh. Bạn không nên tưới quá nhiều nước vì sẽ làm úng và thối củ. Nên ngắt cành hoa khi hoa tàn và chuyển màu để cây không tốn sức nuôi hoa. Bạn cũng nên bổ sung phân bón cho cây để cây có đủ dinh dưỡng cho vụ sau. Nên giảm lượng nước tưới cho đến khi lá cây tự rụng hết, để cây vào giai đoạn nghỉ ngơi và ngủ đông. Nên đào củ lên và bảo quản ở nơi khô mát, để trồng lại cho vụ năm sau. Bạn nên lựa chọn những củ to, khỏe, không bị thối hay mốc. Bạn nên biết rằng tình trạng củ và chất lượng hoa sẽ giảm sút sau mỗi năm trồng. Kết luận Như vậy bạn đã biết được đặc điểm, tác dụng cùng ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây tiên ông . Hi vọng nhờ những thông tin trên, bạn có thể tự tay trồng loài cây này và giúp chúng ra hoa đúng dịp nhé.
- Cay hong phung
Cay hong phung Với vẻ ngoài rực rỡ, cây hồng phụng tựa như một món quà tô điểm cho không gian vườn nhà thêm phần màu sắc. Sau đây, hãy cùng Vựa cây xanh tìm hiểu ngay về đặc điểm cũng như ý nghĩa và cách chăm sóc loài cây này nhé. Tìm hiểu đặc điểm của cây hồng phụng Thông tin cơ bản Tên thường gọi : Cây hồng phụng Tên gọi khác : Cây hồng phượng, cây huyết phụng,.. Tên khoa học : Loropetalum chinense Tên tiếng Anh : Fringe flower, họ Hamamelidaceae. Nguồn gốc : Loài cây này có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hy Mã Lạp Sơn, xuất hiện lần đầu trong các mô tả y học vào năm 1862. Đặc điểm bên ngoài Cận cảnh cây hồng phụng Thân cây : Đây là loại cây bụi thân gỗ, tán cây tròn với lá màu tím. Cây thường có thân nhỏ và nhiều nhánh cây, có tốc độ sinh trưởng nhanh, có chiều cao trung bình khoảng 1-2m. Sau 1,5 năm, cây thường tạo thành bụi tròn trịa với thân non màu tím có phủ lớp lông mềm mại. Khi già đi, thân chuyển dần sang màu xám. Lá cây : Lá mọc so le, phiến lá hình bầu dục với răng cưa nhỏ. Lá có màu đỏ tím đặc trưng và sẽ chuyển xanh hồng vào mùa hè. Bề mặt lá có phủ lông nhám mịn, cuống lá ngắn. Hoa cây : Thường mọc thành chùm màu hồng đậm quyến rũ. Khi nở lâu, hoa chuyển màu tím thanh lịch với cánh hoa dài 2-3cm. Khi hoa nở sẽ toát lên hương thơm nhẹ nhàng. Quả có màu nâu với hạt bên trong. Ý nghĩa cây hồng phụng trong phong thủy Về mặt phong thủy, cây hồng phụng tượng trưng cho sức mạnh và quyền uy của bậc đế vương. Với sắc hồng tím đặc trưng, cây còn được xem là vật cát tường, mang lại may mắn, tài lộc cho người sở hữu nó. Cây hồng phụng hợp mệnh gì? Nếu bạn đang thắc mắc không biết cây hồng phụng hợp mệnh gì thì câu trả lời sẽ là mệnh Thổ và mệnh Hỏa . Cây sở hữu màu sắc hồng tím đặc trưng cho mệnh Hỏa, do đó những người thuộc mệnh này rất phù hợp trồng cây hồng phụng. Cây sẽ giúp người thuộc mệnh này xua đuổi vận xui, tà khí, đồng thời thu hút nhiều vượng khí, tiền tài, giúp công việc phát triển nhanh chóng, thuận buồm xuôi gió, dễ dàng đạt được thành công. Bên cạnh đó, theo phong thủy ngũ hành, Hỏa sinh Thổ, nên người mệnh Thổ cũng có thể trồng cây hồng phụng. Cây sẽ giúp bạn đạt được các mục tiêu trong công việc và cuộc sống dễ dàng hơn, thu hút tiền tài và vận may, gia đình êm ấm, hòa thuận. Cây hồng phụng hợp mệnh gì? Cách nhân giống cây hồng phụng Nếu muốn sở hữu một vườn cây hồng phụng xanh tốt và không cần mất quá nhiều chi phí, bạn có thể tự nhân giống chúng. Hiện nay, cây hồng phụng có thể được nhân giống bằng cách chiết cành hoặc gieo hạt. Nếu muốn tiết kiệm thời gian, bạn có thể mua cây con tại vườn ươm rồi trồng trực tiếp ở ngoài trời hoặc trong chậu. Hãy áp dụng quy trình trồng cây như sau: Bước 1 : Tạo hố đất vừa đủ với kích thước của cây. Bước 2 : Xé nhẹ vỏ bầu đất của cây hồng phụng. Bước 3 : Đặt cây hồng phụng vào hố đất và tưới nước. Lưu ý: Bạn nên chọn trồng cây ở nơi nhiều nắng để màu sắc của cây và hoa đẹp hơn. Cách chăm sóc cây hồng phụng Cây hồng phụng là một loài cây cảnh đẹp, có hoa nhiều màu sắc rực rỡ. Để cây hồng phụng luôn xanh tốt, hoa nở rộ, bạn cần chú ý đến những điều sau: Ánh sáng Cây hồng phụng là loại cây ưa nắng, thích hợp trồng ở ngoài trời làm cây cảnh ban công , cây sân thượng hoặc cây cảnh sân vườn . Nếu được trồng ở nơi ở nhiều ánh sáng trực tiếp, cây sẽ dễ dàng ra hoa nhiều và đẹp. Tưới nước Cây hồng phụng không cần tưới quá nhiều, nhưng cũng không chịu được khô hạn. Bạn nên tưới nước cho cây vào buổi sáng sớm, khi đất còn mát và ẩm. Khi thời tiết nắng nóng, bạn nên tưới nước cho cây thường xuyên, có thể tưới 2 – 3 lần/ngày. Khi thời tiết ẩm ướt, mưa nhiều, bạn chỉ cần tưới nước 3 – 4 lần/tuần. Trong mùa đông, bạn nên giảm tưới nước cho cây, tránh tưới nước vào buổi tối. Tưới nước và chăm sóc cây đúng cách Phân bón Cây hồng phụng cần được bón phân đầy đủ để cây phát triển khỏe mạnh và ra hoa nhiều. Bạn nên bón phân lót cho cây trước khi trồng khoảng 1 tháng, với tỷ lệ 3:3:3:1 gồm xơ dừa, vỏ trấu, phân rơm mục và phân hữu cơ hoặc phân chuồng ủ hoai. Sau khi trồng cây, bạn nên bón phân hữu cơ HVP 301B cho cây sau khoảng 20 ngày, để kích thích cây ra hoa. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung phân đạm và phân dưỡng lá cho cây 1 – 2 tháng/lần, để cây có đủ chất dinh dưỡng. Phòng ngừa sâu bệnh Cây hồng phụng ít bị sâu bệnh, nhưng bạn vẫn cần kiểm tra cây thường xuyên, để phòng ngừa và xử lý sớm nếu có. Bạn có thể dùng các loại thuốc sau: Khi cây bị đốm lá thì dùng COC85, mancozeb Khi cây bệnh rệp thì dùng Movento 150OD, Anboom 40EC, Applaud 10WP,… Với bệnh thối gốc, bạn cần dùng thuốc đặc trị Acti No Vate 1SP, Marthian 90SP và COC85,… Cắt tỉa cây Cây hồng phụng cần được cắt tỉa định kỳ, để điều chỉnh chiều cao, loại bỏ cành yếu, bệnh. Bạn nên cắt tỉa khoảng ¼ chiều cao của cành, không nên cắt quá sâu, để tránh làm tổn thương cây. Thời điểm cắt tỉa tốt nhất là vào mùa xuân, khi cây đang phát triển mạnh. Bạn nên tránh cắt tỉa vào cuối hè hay đầu thu, khi cây đang chuẩn bị ra hoa. Kết luận Bài viết này đã giúp bạn biết được tất cả thông tin về đặc điểm, ý nghĩa cũng như cách trồng và chăm sóc cây hồng phụng . Hy vọng thông qua đó, bạn sẽ lựa chọn được cây cảnh phù hợp với không gian của mình.
- Cay bach ma hoang tu
Cay bach ma hoang tu Cây cảnh luôn là lựa chọn hoàn hảo để làm đẹp không gian sống của chúng ta. Trong số đó, cây bạch mã hoàng tử với dáng vẻ thanh thoát, trang nhã chắc chắn sẽ khiến bạn yêu thích. Bài viết sau đây của Vựa cây xanh sẽ giúp bạn biết được đặc điểm, ý nghĩa cùng cách trồng và cách chăm sóc loài cây này. Đặc điểm của cây bạch mã hoàng tử Thông tin cơ bản Tên thường gọi : Cây bạch mã hoàng tử Tên khoa học : Aglaonema Pseudobracteatum Nguồn gốc : Từ các nước châu Á. Phân bố ở Việt Nam : Trên khắp mọi miền đất nước. Đặc điểm bên ngoài Thân cây : Thuộc loại cây thân thảo, dáng bụi, thân mọc thẳng, màu trắng tinh khôi. Cây có chiều cao trung bình khoảng 40 – 80cm với chiều rộng tán cây trung bình 35cm Lá cây : Hình bầu dục với kích thước khá lớn, đầu lá nhọn và có nhiều gân màu trắng chạy dọc. Rễ cây : Cây có hệ rễ chùm màu trắng ngà lan rộng thành bụi lớn Hoa : Cây hiếm khi ra hoa, nếu hoa nở sẽ mọc thành cụm màu trắng ngả vàng, được bao quanh bởi lớp mo hoa trắng muốt nhìn rất sang trọng. Đặc điểm sinh trưởng Là một loại cây dễ trồng và chăm sóc, cây bạch mã hoàng tử có thể sinh trưởng tốt trên nhiều loại đất khác nhau. Bên cạnh đó, đây còn là loài cây ưa bóng, rất phù hợp để trồng trong nhà hay bể cảnh thủy sinh. Thậm chí ở nhiệt độ dưới 13 độ C, cây vẫn sinh trưởng bình thường. Đặc điểm của cây bạch mã hoàng tử Tác dụng của cây bạch mã hoàng tử là gì? Cây bạch mã hoàng tử thường được lựa chọn để trang trí trong nhà, văn phòng. Cây không những tạo điểm nhấn cho không gian mà còn có tác dụng lọc không khí rất tốt. Thanh lọc không khí hiệu quả Cây bạch mã hoàng tử là loài cây cảnh thanh lọc không khí hiệu quả. Lá cây xanh mướt có khả năng hấp thụ các chất độc, làm sạch không khí trong lành hơn. Đặc biệt, với những không gian thường xuyên bật điều hòa, cây sẽ giúp cân bằng độ ẩm, giúp làn da không bị khô ráp. Do đó, chúng rất thích hợp làm cây cảnh trong nhà , giúp không giản trở nên an lành hơn. Giảm căng thẳng Màu xanh của lá cây bạch mã hoàng tử có thể giúp điều hòa tâm trạng của bạn. Sau những giờ làm việc mệt mỏi, bạn có thể chiêm ngưỡng sắc xanh của cây sẽ khiến tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng nhé. Mang lại may mắn cho gia chủ Cây bạch mã hoàng tử sẽ mang lại may mắn tài lộc nếu chúng hợp mệnh với gia chủ. Bạn có thể đặt cây trực tiếp lên nền đất theo hướng Đông để hấp thụ ánh sáng tự nhiên, từ đó giúp chúng phát huy hết khả năng phong thủy của chúng. Tạo cảnh quan tươi mát Cây bạch mã hoàng tử sẽ tạo không gian xanh mát, sinh động cho ngôi nhà. Vẻ đẹp thanh thoát của cây khiến không gian thêm phần trang nhã, sang trọng. Cây bạch mã hoàng tử có ý nghĩa gì trong phong thủy? Cây bạch mã hoàng tử với dáng vẻ thanh thoát cùng ý nghĩa tích cực là lựa chọn hoàn hảo để trang trí nhà cửa. Cây mọc thẳng đứng tượng trưng cho sự vươn lên, vượt qua mọi chông gai thử thách. Cây còn có thể mang đến may mắn, thuận lợi cho gia chủ trong công việc và cuộc sống. Bạn có thể trồng chúng trong nhà để làm cây cảnh phòng khách , cây cảnh để bàn , cây cảnh văn phòng , cây cảnh phòng bếp , … để giúp tăng phong thủy, rước thêm vận may cho gia chủ. Cây mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp Ngoài ra, vì trong tên của cây có từ “bạch mã” ý chỉ sự nhanh chóng, thuận lợi như ngựa trắng phi nước đại, cây còn giúp gia chủ mọi việc đều suôn sẻ và thành công. Cây bạch mã hoàng tử hợp mệnh gì nhất? Cây bạch mã hoàng tử là một loại cây cảnh nội thất mang lại nhiều may mắn cho gia chủ sở hữu nó. Nếu gia chủ có mệnh hợp với loài cây này càng giúp phát huy hết khả năng phong thủy của chúng. Vậy chính xác thì cây bạch mã hoàng tử hợp mệnh gì ? Cây hợp với mệnh Kim và mệnh Thủy nhất. Cây bạch mã hoàng tử hợp mệnh Kim bởi vì chúng có màu sắc chủ đạo là trắng – tiêu biểu cho kim loại. Người Kim khi trồng cây này sẽ gặp nhiều may mắn và thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Ngoài ra, theo thuyết ngũ hành tương sinh thì Kim sinh Thủy. Vì vậy, cây bạch mã hoàng tử cũng rất phù hợp với người mệnh Thủy, giúp họ thu hút tiền tài, hóa giải điềm xui và thuận buồm xuôi gió trong công việc. Tuy nhiên, loài cây này không hề tương khắc với bất cứ mệnh nào. Ai cũng có thể trồng loài cây này để trang trí nhà cửa, văn phòng hay lọc không khí mà không lo lắng về mặt phong thủy. Cây bạch mã hoàng tử hợp mệnh gì nhất? Cây bạch mã hoàng tử hợp tuổi gì nhất? Đến đây, chắc hẳn bạn sẽ rất muốn biết cây bạch mã hoàng tử hợp tuổi gì ? Những người sinh vào năm thuộc mệnh Kim và mệnh Thủy đều nên trồng loài cây phong thủy này: Người mệnh Kim gồm các năm: Nhâm Thân (1992), Ất Mùi (1955), Canh Tuất (1970), Giáp Ngọ (1954) và Tân Hợi (1971), Giáp Tý (1984), Quý Mão (1963), Tân Tỵ (2001), Quý Dậu (1995), Nhâm Dần (1962), Ất Sửu (1985), Canh Thìn (2000). Người mệnh Thủy gồm các năm: Ất Mão (1975), Quý Tỵ (1953), Nhâm Tuất (1982), Đinh Sửu (1997), Bính Ngọ (1966), Quý Hợi (1983), Giáp Thân (2004), Bính Tý (1996), Giáp Dần (1974), Nhâm Thìn (1952), Đinh Mùi (1967), Ất Dậu (2005). Cây bạch mã hoàng tử có độc không? Câu trả lời là Có . Dù có nhiều công dụng tuyệt vời, cây bạch mã hoàng tử vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ mà gia chủ cần lưu ý. Cụ thể, cây chứa tinh thể canxi oxalat có thể gây kích ứng da, lưỡi và họng nếu tiếp xúc trực tiếp. Vì vậy gia đình có trẻ nhỏ cần đặc biệt chú ý, không để trẻ tiếp cận và ăn phải lá cây. Nếu trẻ không may nuốt phải, bạn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để xử lý kịp thời. Mặt khác vì nhựa cây có chứa độc tố nhẹ, nên hãy đeo găng tay khi cắt tỉa cây, tránh để da tiếp xúc trực tiếp với nhựa cây, gây nên dị ứng da. Cây bạch mã hoàng tử có độc không? Cách chăm sóc cây bạch mã hoàng tử luôn xanh tốt Cây bạch mã hoàng tử khá dễ trồng và chăm sóc, bạn chỉ cần ghi nhớ những điều sau: Đất trồng : Nên chuẩn bị là loại đất tơi xốp, thông thoáng và có khả năng thoát nước tốt. Bạn có thể sử dụng hỗn hợp đất pha trộn với xơ dừa hoặc mùn trấu ủ mục để tăng dinh dưỡng. Chậu trồng cây : Có lỗ thoát nước dưới đáy, tránh để cây bị ngập úng. Tưới nước : Khi chăm sóc, chỉ cần duy trì độ ẩm đất, không nên tưới nhiều. Nếu đặt trong nhà, mỗi tuần tưới 2-3 lần là đủ. Ánh sáng : Đây là loài ưa mát, do đó, bạn không nên đặt cây dưới ánh nắng trực tiếp. Nếu nhiệt độ môi trường tăng cao, lá sẽ dễ héo và rụng. Tuy nhiên, nếu muốn trồng chúng ở ngoài trời , bạn có thể lựa chọn vị trí ban công ít nắng để giúp chúng thích nghi tốt hơn. Câu hỏi thường gặp Dưới đây là một số thắc mắc mà bạn có thể gặp phải khi trồng cây bạch mã hoàng tử : Cây bạch mã hoàng tử có hoa không? Câu trả lời là Có , cây bạch mã hoàng tử trong tự nhiên có ra hoa nhưng rất hiếm thấy. Có nên trồng cây bạch mã hoàng tử trong nhà không? Đương nhiên là Có . Cây bạch mã hoàng tử ưa bóng, thích hợp với điều kiện ánh sáng và nhiệt độ trong nhà. Cây có thể sinh trưởng tốt mà không cần nhiều ánh sáng mặt trời. Bên cạnh đó, khi trồng loài cây này trong nhà sẽ giúp không gian sống trở nên tươi mát và thư thái hơn. Cây còn có khả năng thanh lọc không khí và loại bỏ các chất độc hại từ môi trường. Cây bạch mã hoàng tử hợp mệnh Hoả không? Loài cây này không hề tương khắc với bất cứ mệnh nào. Nếu bạn yêu thích loài cây này, bạn có thể trồng chúng không gian mà không lo về tính tương khắc của nó. Kết bài Vậy là bạn đã biết được đặc điểm, ý nghĩa cũng như cách trồng và chăm sóc cây bạch mã hoàng tử . Nếu bạn yêu thích loài cây này, hãy nhanh chóng sắm ngay một chậu cây bạch mã hoàng tử xinh xắn để biến ngôi nhà của bạn thêm phần sang trọng và thư thái nhé.