VUACAYXANH
Tìm thấy 188 kết quả với một nội dung tìm kiếm trống
- Cách chăm sóc mai sau Tết đảm bảo năm sau cây vẫn ra hoa đẹp
Cách chăm sóc mai sau Tết đảm bảo năm sau cây vẫn ra hoa đẹp Cách chăm sóc mai sau Tết là vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Cây mai không chỉ là biểu tượng của ngày Tết truyền thống mà nó còn là loài cây mang đến nhiều may mắn và tiền tài cho gia chủ. Sau mỗi dịp Tết, cây cần được chăm sóc đúng cách để đảm bảo có thể duy trì sự sống và những cái Tết sau vẫn có hoa đẹp. Vậy cách chăm sóc mai sau Tết như thế nào, tham khảo bài viết của Vựa cây xanh dưới đây nhé! Tìm hiểu cách chăm sóc mai sau Tết để cây ra hoa đẹp các năm sau Cách chăm sóc mai sau Tết Về cách chăm sóc mai sau Tết như thế nào là đúng thực sự rất phức tạp. Những cây mai chưng ngày Tết thường không được đón đủ ánh nắng. Do chủ yếu mọi người thường đặt cây trong nhà. Sau Tết là thời gian để cây phục hồi. Dưới đây là một số cách chăm sóc mai sau Tết được nhiều người áp dụng: Cắt tỉa cành phụ cây mai Ngay sau Tết, khi hoa mai đã rụng hết, bạn cần mang cây ra ngoài và đặt trong bóng râm. Lưu ý không để cây mai trực tiếp dưới nắng vì như vậy cây sẽ bị cháy lá. Bạn nên cắt bỏ bớt các cành cây dài, lặt bỏ các nụ chưa nở và hoa sắp tàn. Thông thường, khoảng từ ngày 15-20 âm lịch là giai đoạn phù hợp nhất để cắt tỉa cành mai. Bạn cần chú ý cắt tỉa cành mai thường xuyên Vệ sinh cây mai sau Tết Sau khi cắt tỉa cành mai thì bước tiếp theo chính là vệ sinh cây mai. Bạn có thể dùng vòi nước phun mạnh vào cây cho bong hết các mảng rong rêu, nấm mốc. Hoặc bạn cũng có thể dùng phân u rê pha đặc để phun vào cây, đặc biệt là những vị trí có nhiều mảng nấm mốc. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không để phân u rê chảy xuống gốc cây. Sau khi phun khoảng 10-15 phút, bạn dùng bàn chải chà thật mạnh lên cây để loại bỏ hẳn những mảng nấm mốc nhé. Chăm sóc cây mai theo từng giai đoạn Giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 2 Bạn cần phơi chậu mai ở ngoài sân và trong bóng râm, nơi thoáng đãng. Không nên phơi trực tiếp dưới nắng vì có thể sẽ làm cháy lá. Sau đó bạn lặt hết nụ và hoa mai, chỉ chừa lại những lá con để cây duy trì quang hợp. Sau đó, bạn tiến hành thay đất cho cây mai và cắt bớt các phần rễ già để cây có thể hút chất dinh dưỡng tốt hơn. Ngoài ra, bạn không nên quên công đoạn bón phân. Đây là phần không thể thiếu của việc chăm sóc cây mai sau Tết. Bạn có thể dùng phân bón NPK 3-1-1 và thêm một chút phân lân. Giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 4 Từ tháng 3 – tháng 4 âm là giai đoạn đầu mùa mưa. Đây cũng là thời điểm cây mai sinh trưởng và phát triển mạnh. Do đó, để cây mai phát triển tốt hơn thì đầu tháng 3 bạn nên bón thêm cho cây các loại phân hữu cơ kết hợp với một ít phân bón hóa học với lượng đạm cao. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý giai đoạn cuối tháng 3, đầu tháng 4, đây là giai đoạn cây dễ bị bệnh nấm hồng. Bạn nên cắt tỉa các cành hư để tạo độ thông thoáng, ngăn ngừa nấm cho cây. Giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 6 Giai đoạn này cây mai đã ổn định nên bạn có thể định dáng cho cây. Đặc biệt, giai đoạn này bạn không nên để cành mai ra quá dài mà cần cắt ngay những cành nào có dấu hiệu phát triển không tốt để không lãng phí chất dinh dưỡng nuôi cây. Đây cũng là giai đoạn nấm mốc phát triển rất mạnh nên bạn cần chú ý phun thuốc để loại bỏ mầm bệnh. Từ tháng 5 đến tháng 6 là giai đoạn thích hợp để chỉnh dáng cây Giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 8 Đây là giai đoạn cây mai đang ra các nụ hoa. Tuy nhiên, đặc trưng của thời tiết giai đoạn này là mưa dầm nên bạn cần kiểm tra và phòng ngừa nấm cho cây thật kỹ. Đồng thời, cũng nên để ý xem phần đất có bị úng nước hay không để xử lý kịp thời, tránh làm hư hại rễ cây. Giai đoạn này bạn cũng nên chú ý cắt cành tỉa lá để cây có thể quang hợp tốt hơn. >>> Xem thêm: Cách chăm sóc mai vàng ra hoa đúng Tết không thể bỏ qua Giai đoạn từ tháng 9 đến tháng 10 Giai đoạn này cây mai có thể ngừng sinh trưởng nhanh và lá cây cũng bắt đầu già đi. Bạn cần giữ lá cây xanh đến tháng 12 bằng cách bón phân NPK theo tỷ lệ phù hợp. Đặc biệt, giai đoạn này cũng gần hết mưa nên hoa mai rất có thể sẽ có điều kiện bung nở. Bạn cần giữ lá cây thật tốt để hạn chế việc nở hoa. Giai đoạn này bạn không dùng phân bón có hàm lượng đạm cao để giảm tốc độ ra nụ và hoa của cây nhé. Giai đoạn từ tháng 11 đến tháng 12 Cách chăm sóc mai sau Tết giai đoạn tháng 11-12 rất quan trọng. Đây là thời điểm sắp Tết nên để đảm bảo cây không ra hoa yếu thì bạn nên bón thêm phân Úc. Việc này giúp cây không bị mất sức và giúp hoa mai ít bị rụng hơn. Kết luận Trên đây là cách chăm sóc mai sau Tết ai cũng nên biết. Việc chăm sóc một cây mai rất phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian, công sức. Tuy nhiên, để có một chậu mai bung vàng thật đẹp mang lại may mắn cho ngày Tết thì bạn cần kiên trì. Hy vọng bài viết đã giúp bạn biết cách chăm sóc mai sau Tết sao cho đúng. Theo dõi nhiều hơn các bài viết khác của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị nhé!
- Cách chăm sóc mai vàng ra hoa đúng Tết không thể bỏ qua
Cách chăm sóc mai vàng ra hoa đúng Tết không thể bỏ qua Cách chăm sóc mai vàng ra hoa đúng Tết như thế nào? Đây chắc hẳn là câu hỏi được nhiều người quan tâm thắc mắc. Hoa mai vàng một năm chỉ nở một lần, làm sao để hoa mai nở đúng dịp Tết là rất quan trọng. Mai vàng là biểu tượng cho ngày Tết sum họp và may mắn, ngoài ra cây còn giúp xua đuổi những điều xui rủi trong tương lai. Cùng Vựa cây xanh tham khảo bài viết để biết cách chăm sóc mai vàng ra hoa đúng Tết nhé! Tìm hiểu cách chăm sóc mai vàng ra hoa đúng Tết như thế nào Cách chăm sóc mai vàng ra hoa đúng Tết như thế nào? Cách chăm sóc mai vàng ra hoa đúng Tết gồm những công đoạn sau đây: Tuốt lá mai: để mai vàng ra hoa ngay đúng dịp Tết thì bạn cần tuốt lá mai vào thời điểm thích hợp. Thông thường, thời điểm tốt nhất để tuốt lá mai là vào khoảng giữa tháng 12 âm lịch. Sau đó, đến khoảng ngày 23 tháng 12 âm lịch thì cây mai sẽ có dấu hiệu bung vỏ lụa và chắc chắn hoa sẽ nở vào đúng dịp Tết. Chế độ nước: cần ngưng tưới nước cho cây trước khi tuốt lá từ 1-3 ngày. Khi thấy lá khô và bắt đầu nổi gân thì mới tiến hành lặt lá mai. Sau khi lặt hết lá thì tưới nước ướt thật đẫm, đồng thời bón bổ sung phân bón để kích thích nụ hoa phát triển nhanh và nhiều hơn. Nếu cây sinh trưởng và phát triển tốt thì cây sẽ ra hoa chậm, vì vậy bạn có thể cân nhắc tuốt lá sớm hơn 3-5 ngày. Còn nếu cây sinh trưởng và phát triển kém thì bạn có thể cân nhắc tuốt lá trễ hơn một chút. Nhiệt độ cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng mai vàng ra hoa đúng Tết hay không Về nhiệt độ: quan tâm đến nhiệt độ cũng là một trong những cách chăm sóc mai vàng ra hoa đúng Tết. Để hoa mai vàng nở đúng dịp Tết, bạn cần đảm bảo nhiệt độ phù hợp cho mai là khoảng 25-30 độ C. Nếu nóng hơn mức này hoa sẽ nở sớm và lạnh hơn mức này thì hoa sẽ nở muộn. Về đất trồng mai: đất trồng mai cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định mai có ra hoa vào đúng dịp Tết hay không. Đất trồng tốt nhất cho mai vàng giai đoạn cận Tết nên là đất tơi xốp và nhiều dinh dưỡng. Lưu ý đất không nên bị ngập úng. Những lưu ý trong việc thúc mai ra hoa sớm hoặc muộn Phần trên là cách chăm sóc mai vàng ra hoa đúng Tết. Tuy nhiên, một số trường hợp bạn muốn thúc mai ra hoa sớm hoặc muộn hơn thì cần lưu ý những điều sau: Thông thường sẽ mất khoảng 15-20 ngày sau khi tuốt lá để mai ra hoa. Trong thời gian này, bạn nên ngưng tưới nước 1 ngày, thay vào đó là tưới phân NPK. Cứ 5 ngày bạn sẽ tưới phân 1 ngày. Sử dụng thuốc kích thích để thúc đẩy cây mai ra hoa sớm hơn. Bạn có thể tưới nước ấm vào gốc cây, tưới rửa nụ và búp hoa vào sáng sớm. Nếu bạn muốn ngăn không cho mai nở sớm thì bạn có thể tuốt lá muộn hơn dự kiến. Đồng thời, bạn nên tưới đủ nước và dùng thêm phân u rê pha loãng cách ngày. Cách này sẽ giúp mai ra muộn hơn so với dự kiến. >>> Xem thêm: Cách chăm sóc mai sau Tết đảm bảo năm sau cây vẫn ra hoa đẹp Những lưu ý trong việc chăm sóc cây mai vàng dịp Tết Ngoài việc quan tâm đến cách chăm sóc mai vàng ra hoa đúng Tết thì những lưu ý liên quan đến việc chăm sóc cây ngày Tết cũng khá quan trọng. Vào dịp Tết, cây mai được trang trí trong nhà nên không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Điều này làm cho cây không quang hợp nhiều, lá cây sẽ mỏng, cành vươn dài và cây phát triển khá yếu. Bạn cần chú ý hơn đến tình trạng cây và thỉnh thoảng mang cây ra phơi nắng. Chú ý không đặt cây mai tại nơi gần quạt hoặc nơi gió mạnh. Điều này sẽ giúp cây hạn chế rụng hoa. Bạn nên chú ý đặt cây ở nơi rộng rãi và thoáng mát. Và không nên đặt cây ở gần vị trí bóng đèn quá nóng hoặc nơi có ánh sáng quá mạnh. Khu vực này khiến cho hoa mai vàng nở nhanh và chóng tàn. Khi qua Tết, bạn cần mang cây mai ra ngoài sân và đặt cây ở trong bóng râm. Điều này sẽ giúp cây mai thích nghi với nhiệt độ bên ngoài. Đồng thời, bạn nên cắt bỏ bớt phần hoa và lá để tập trung chất dinh dưỡng nuôi cây. Bạn nên cắt tỉa cành mai khoảng 1 tuần sau Tết. Thông thường, người ta sẽ tỉa mai theo hình dáng thông, phần trên cành ngắn và phần dưới cành dài. Bạn có thể cắt bỏ ⅓ cành mai, kích thước này vừa đủ để bạn loại bỏ hoa, lá thừa và tập trung tạo dáng cũng như tập trung chất dinh dưỡng nuôi cây. Nên cắt tỉa cành mai khoảng 1 tuần sau Tết là hợp lý Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên chăm bón phân để kích thích sự phát triển và nuôi dưỡng cây đảm bảo năm sau cây vẫn ra hoa đúng dịp Tết. Nếu bạn quan sát thấy cành mai phát triển kém, bạn có thể dùng thêm thuốc GA3 phun lên cây hoặc tưới vào gốc mai. Ngoài ra, vệ sinh mai thường xuyên cũng là cách chăm sóc mai vàng ra hoa đúng Tết năm sau. Bạn có thể vệ sinh cây đơn giản bằng cách dùng vòi nước phun vào cây trực tiếp để đánh bay các mảng nấm mốc bám quanh cây. Hoặc bạn dùng phân u rê để loại bỏ những mảng nấm mốc này. >>> Đừng bỏ qua: Cách trồng mai mới bứng và chăm sóc mai mới bứng tỉ lệ sống cao Kết luận Tóm lại, trên đây là những thông tin thú vị hướng dẫn cách chăm sóc mai vàng ra hoa đúng Tết và những lưu ý khi trồng mai. Hy vọng bài viết cung cấp thông tin hữu ích cho bạn. Cùng theo dõi thêm các bài viết khác của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức thú vị nhé.
- Cách trồng mai mới bứng và chăm sóc mai mới bứng tỉ lệ sống cao
Cách trồng mai mới bứng và chăm sóc mai mới bứng tỉ lệ sống cao Cách trồng mai mới bứng như thế nào để cây có tỷ lệ sống cao? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm và thắc mắc. Thông thường, vào những ngày Tết, người ta thường bứng những cây mai dưới đất để trồng trong chậu, thuận tiện cho việc di chuyển và trang trí Tết. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết kỹ thuật bứng và chăm sóc mai mới bứng đúng cách. Tham khảo bài viết dưới đây của Vựa cây xanh để biết cách trồng mai mới bứng và chăm sóc hợp lý nhé. Tìm hiểu cách trồng mai mới bứng như thế nào để cây có tỷ lệ sống cao Cách trồng mai mới bứng đúng kỹ thuật Cách trồng mai mới bứng như thế nào, dưới đây là thông tin hướng dẫn chi tiết: Cách bứng mai vào chậu Thời điểm thích hợp nhất để bứng mai vào chậu thông thường sẽ là khoảng tháng 10 âm lịch hàng năm. Đây là thời điểm cây mai vàng ít phát triển nhất, ít ra lá non và ít mọc thêm rễ cám. Bứng mai vào giai đoạn này sẽ giúp cây mai ít bị sốc và suy yếu hơn. Đồng thời, nếu bứng mai vào giai đoạn này thì việc cắt tỉa mai cũng ít bị ảnh hưởng vì đây là lúc cây mai tập trung dự trữ chất dinh dưỡng. Tuyệt đối không bứng mai trong giai đoạn cây đang phát triển, chồi non nhiều. Cách trồng mai mới bứng vào chậu: Dùng cưa nhỏ hoặc kìm cắt bỏ bớt các nhánh cây không cần thiết. Cắt bớt lá và chỉ nên để lại 1/10 của lá hoặc cuống lá để hạn chế sự thoát hơi nước không cần thiết cho cây mai. Dùng xẻng đào đất ở gốc cây. Lưu ý khi đào đất nên giữ cẩn thận lại bầu đất. Vì phần bầu đất này có kích thước không quá lớn, nên trong quá trình đào bạn nhớ cẩn thận để không làm vỡ bầu đất nhé. Cắt tỉa các phần rễ dư ra khỏi bầu đất bằng cưa hoặc kéo thật bén. Có thể bôi thêm keo liền sẹo ở phần gỗ cho rễ cây, tuyệt đối không được bôi vào phần da cây. Dùng bao tải hoặc bao nilong bó bầu đất lại, dùng dây cao sụ buộc chặt. Lưu ý phải thật thận trọng và khéo léo trong quá trình thao tác để hạn chế làm xê dịch cây mai vàng và ảnh hưởng đến phần rễ cây. Đưa cây mai vàng mới bứng đặt trong bóng mát, không vội tưới nước cho cây mà chỉ xịt thoáng nhẹ một ít nước vào thân và lá mai để hạ nhiệt cho cây. Đối với những cây mai vàng có kích thước lớn, các bạn cần giữ nguyên ít nhất vài tháng rồi mới xả vào chậu và dùng thuốc kích thích mọc rễ. Còn đối với những cây nhỏ thì bạn chỉ cần giữ cây ở nơi thoáng mát, tránh nắng mưa và tránh ngập úng. Hướng dẫn chăm sóc mai mới bứng Vệ sinh thân cây: Trước khi tiến hành vệ sinh thân cây mai mới bứng, bạn cần che chắn kỹ phần bầu đất để tránh nước. Sau đó dùng bình xịt để làm ướt thân cây mai. Bạn dùng bàn chải để chà sạch sẽ thân cây mai để loại bỏ các mảng nấm mốc, sâu bệnh cho cây. Vệ sinh rễ cây: Đối với phần rễ cây, trước tiên bạn nên hạ thấp lớp đất một nửa bộ rễ mai. Sau đó bạn xịt nước cho ướt đều bộ rễ cây rồi dùng bàn chải chà rửa nhẹ nhàng bộ rễ. Tiếp theo, bạn dùng đục sửa lại các vết cắt cho đẹp mắt. Rồi dùng thuốc tái tạo tế bào da và chất chống thấm bôi lên mặt cắt và nhẹ nhàng bọc giấy kín lại để che mát và chống nước. Trước khi trồng mai mới bứng, bạn cần vệ sinh rễ và thân cây Để trồng mai mới bứng vào chậu, trước tiên bạn cần mở dây và bó bầu ra. Sau đó bạn dùng đục để đục gọn lại các vết cắt ở đầu rễ để giúp đẩy nhanh quá trình ra rễ cám. Bạn để nguyên cây mai trong vòng 5-10 tiếng cho cây nghỉ ngơi rồi lấy mụn dừa phủ kín rễ cây mai vàng. Tuyệt đối không bôi thêm bất cứ loại thuốc gì để đảm bảo cho mai thật khô. Trong giai đoạn đợi trồng mai mới bứng vào chậu, bạn cần để ý là không tưới quá nhiều nước cho cây mà chỉ xịt một lượng nước vừa đủ để cây giữ độ ẩm. Và cần đảm bảo luôn để cây trong bóng râm, đồng thời quan sát cây khoảng 15-20 ngày phát triển bình thường, vậy là bạn đã bứng mai thành công. >>> Đừng bỏ qua: Cách chăm sóc mai vàng ra hoa đúng Tết không thể bỏ qua Cách trồng mai mới bứng vào chậu Sau khi bứng mai vào trồng mai vào chậu, bạn dùng thuốc kích rễ kết hợp với vitamin B1 và nước sạch phun tưới đều vào gốc cây. Cần tưới nhẹ vào gốc cây và tưới định kỳ 7 ngày/lần. Sau khi cây đã kích rễ, bạn tiến hành tưới nước 2-3 ngày/lần. Nước dùng tưới cây nên là nước sạch, nước mưa hoặc nước ao hồ sạch. Còn nếu bạn dùng nước máy để tưới cây thì nên dùng nước đã xử lý Clo thật kỹ. Vì sau khi bứng cây mai vào chậu cây còn khá yếu nên bạn cần đặt cây ở nơi thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Điều này sẽ giúp cây mai không bị mất nước, đồng thời hạn chế tình trạng khô cành, héo rễ. Sau khi bứng cây mai vào chậu cây còn khá yếu nên bạn cần đặt cây ở nơi thoáng mát >>> Xem thêm: Cách trồng mai con nhanh lớn – Hướng dẫn chăm sóc mai hiệu quả Kết luận Tóm lại, bài viết trên đây đã giúp bạn biết cách trồng mai mới bứng và chăm sóc cây sao cho tỷ lệ sống cao nhất. Để cây mai khỏe mạnh và ra hoa đúng dịp Tết thì cần phải cẩn thận trong từng công đoạn bứng cây và trồng cây cũng như chăm sóc cây theo từng mốc thời gian. Hy vọng bài viết hữu ích đến bạn. Theo dõi nhiều hơn các bài viết khác của chúng tôi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích và thú vị nhé.
- Cách trồng mai con nhanh lớn – Hướng dẫn chăm sóc mai hiệu quả
Cách trồng mai con nhanh lớn – Hướng dẫn chăm sóc mai hiệu quả Cách trồng mai con nhanh lớn cần những kỹ thuật nào? Làm thế nào để chăm sóc cây mai hiệu quả? Và rất nhiều những câu hỏi khác liên quan đến việc trồng và chăm sóc cây mai được nhiều người thắc mắc. Cùng Vựa cây xanh tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm những kiến thức và kinh nghiệm thú vị về trồng mai con và chăm sóc cây mai hiệu quả nhé! Tìm hiểu cách trồng mai con nhanh lớn cần những kỹ thuật nào Cách trồng mai con nhanh lớn như thế nào? Cách trồng mai con nhanh lớn là một trong những thông tin rất quan trọng đối với những người yêu mai. Để trồng một cây mai con đúng cách và giúp cây nhanh lớn, bạn cần nắm vững các kiến thức sau: Đất trồng cây mai con: ai cũng biết rằng cây mai có sức sống khá mạnh mẽ. Tuy nhiên, cây mai khá kén đất. Đối với các loại đất đất đặc thù như đất pha, đất thịt, đất phù sa thì cây có khả năng sinh trưởng khá tốt. Đặc biệt lưu ý không trồng mai ở những nơi đất cằn cỗi và ngập nước nhé. Thời gian trồng cây mai vàng con: thời gian thích hợp nhất để bắt đầu trồng mai con là vào đầu mùa mưa. Đây là thời điểm cây mai phát triển tốt nhất, đặc biệt là mai con. Nếu trồng mai vào mùa mưa, bạn sẽ tận dụng được những ưu điểm của điều kiện thời tiết và độ ẩm, cũng như tiết kiệm được công sức tưới nước cho cây. Thời gian thích hợp nhất để bắt đầu trồng mai con là vào đầu mùa mưa Mật độ cây mai con: tùy vào mục đích gieo trồng sẽ tương ứng với mật độ trồng mai khác nhau. Tuy nhiên, việc đặt các bầu mai con gần nhau sẽ tiện cho bạn tưới nước và chăm sóc hơn. Đảm bảo một khoảng cách phù hợp sẽ giúp cây mai con phát triển tốt và nhanh lớn hơn. Vì một khoảng cách hợp lý sẽ tạo điều kiện cho cây mai con có đủ chất dinh dưỡng để nuôi cây. Hướng dẫn kỹ thuật trồng mai con đúng Kỹ thuật trồng mai đúng cũng là một trong những yếu tố quan trọng liên quan đến cách trồng mai con nhanh lớn. Sau khi hạt mai vàng nảy mầm và phát triển thành cây con có khoảng 4-5 lá, bạn có thể bắt đầu mang cây đi trồng rồi. Bạn cho đất vào khoảng ⅔ chậu rồi cho cây con vào, sau đó lấp đầy đất vào chậu và nhẹ nhàng dùng tay nén đất để cây mai có thể đứng vững hơn. Chậu mai con nên đặt trong bóng râm và hạn chế cho cây tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời. Vì anh nắng quá nhiều sẽ khiến cây mất nước và nhanh chóng bị khô héo đi. Cây mai vàng con cũng còn rất yếu nên nhiều trường hợp cây có thể héo và chết. Cấp ẩm cho cây bằng cách tưới đủ nước bằng bình xịt phun sương. Nên tưới cây bằng nước mưa hoặc nước ao hồ sạch. Và tuyệt đối không nên tưới cây mai vàng con bằng nguồn nước bị ô nhiễm. Bạn chú ý tươi mai nhẹ nhàng, tránh xịt mạnh nước vào gốc vì rất dễ làm cho cây mai bị bật gốc. >>> Đừng bỏ qua: Cách trồng mai mới bứng và chăm sóc mai mới bứng tỉ lệ sống cao Hướng dẫn cách chăm sóc mai con nhanh lớn Bên cạnh việc trồng mai đúng kỹ thuật thì việc chăm sóc mai con như thế nào cho hợp lý cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của mai. Chăm sóc mai con hợp lý cũng là một trong những cách trồng mai con nhanh lớn. Dưới đây là một số hướng dẫn về chăm sóc mai hiệu quả: Việc chăm sóc mai con như thế nào cho hợp lý cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của mai Sử dụng thuốc kích thích rễ để giúp cây mai phát triển bộ rễ toàn diện hơn và đứng vững hơn. Đồng thời, một bộ rễ khỏe mạnh sẽ giúp cây mai con có thể hấp thu tốt các chất dinh dưỡng trong đất đi nuôi cây. Bạn nên phun thuốc kích mọc rễ vào cây sau khoảng 1 tuần trồng. Bón phân cũng là cách trồng mai con nhanh lớn. Tùy vào từng thời điểm và giai đoạn phát triển của cây mà bạn bón phân cho hợp lý. Vì cây mai con còn nhỏ nên bạn có thể dùng phân bón lá, phân bón rễ để nạp cho cây mỗi tháng 1 lần. Sang năm thứ 2, khi cây mai vàng đã lớn thì bạn có thể bắt đầu cho cây dùng phân bón, thuốc kích hoa, kích cành cho cây. Các loại thuốc và phân bón cho cây chỉ nên dùng một lượng vừa đủ. Không nên quá lạm dụng vào phân bón hay thuốc kích thích vì có thể để lại hậu quả xấu cho cây. Bạn cần chú ý kiểm soát sâu bệnh gây hại cho cây để đảm bảo điều kiện phát triển tốt nhất cho cây mai con. Sâu bệnh tấn công cây là điều không thể tránh khỏi. Trong trường hợp này, bạn cần nhạy bén và phát hiện mầm bệnh kịp thời để loại bỏ sớm. Vào mùa mưa, các bệnh liên quan đến nấm mốc hoặc bệnh phấn trắng khá phổ biến. Do đó, bạn cần trang bị kiến thức để đối diện và xử lý tình huống này nhé. >>> Xem thêm: Cách ghép mai vàng đúng – Hướng dẫn kỹ thuật ghép mai vàng Kết luận Tóm lại, việc trồng và chăm sóc cây mai cần khá nhiều công sức. Trên đây là cách trồng mai con nhanh lớn và các hướng dẫn liên quan đến kỹ thuật trồng và chăm sóc mai. Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn. Cùng theo dõi thêm các bài viết khác của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức và thông tin thú vị về cây mai nhé.
- Cách ươm hạt mai dễ nảy mầm – Kỹ thuật nhân giống mai vàng bằng hạt
Cách ươm hạt mai dễ nảy mầm – Kỹ thuật nhân giống mai vàng bằng hạt Cách ươm hạt mai như thế nào để cây mai dễ nảy mầm và phát triển khỏe mạnh? Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người. Cây mai vàng nổi tiếng là loại cây khó chiều, nên các kỹ thuật trồng mai cũng khá phức tạp. Kỹ thuật nhân giống mai vàng bằng hạt cũng không đơn giản. Vậy cách ươm hạt mai như thế nào là dễ dàng nhất, cùng Vựa cây xanh tham khảo bài viết dưới đây nhé! Tìm hiểu cách ươm hạt mai dễ nảy mầm và phát triển khỏe mạnh Cách ươm hạt mai dễ nảy mầm nhất Với cách ươm hạt mai vàng đúng chuẩn, đúng kỹ thuật sẽ giúp cây mai nảy mầm nhanh và phát triển khỏe mạnh hơn. Để ươm hạt mai đúng, điều trước tiên bạn cần chọn những hạt giống chất lượng và khỏe mạnh. Tiếp theo là chuẩn bị đất ươm thích hợp để tạo môi trường ẩm ướt liên tục. Sau đó, bạn tiến hành ươm hạt mai. Cách ươm hạt mai vàng trực tiếp vào đất Ươm hạt mai vàng trực tiếp vào đất là cách nhân giống cây mai dễ thực hiện nhất. Với cách ươm hạt mai này, bạn cần thực hiện các bước như sau: Bước 1: Chuẩn bị Đối với hạt mai: bạn cần chọn những hạt mai khỏe mạnh và chất lượng. Sau đó làm sạch và để hạt khô ráo. Đối với đất trồng: bạn cần chọn một khu đất ẩm và có khả năng thoát nước tốt để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hạt giống. Bước 2: Sau khi chuẩn bị xong hạt giống và đất, bạn tiến hành gieo hạt và che phủ đất. Bạn dùng tay để tạo 1 lỗ nhỏ trên đất rồi cho hạt giống mai vàng vào, sâu khoảng 1-2cm. Sau đó bạn nhất nhẹ đất lên trên để che phủ toàn bộ hạt giống. Bước 3: Bạn dùng bình xịt phun sương để phun nhẹ lên bề mặt đất, tạo độ ẩm cho môi trường. Sau đó bạn phủ một lớp nilon lên trên để giữ môi trường ẩm cho hạt dễ nảy mầm. Bước 4: Bạn mang chậu hạt giống đã gieo đến nơi có ánh sáng. Ánh sáng này nên là ánh sáng vừa phải, trong bóng râm chứ không được là ánh sáng trực tiếp. Bạn duy trì phun nước lên bề mặt và theo dõi nhiệt độ trong khoảng 25-30 độ C sẽ lý tưởng nhất. Bước 5: Bạn theo dõi quá trình hạt giống nảy mầm. Và khi cây con đạt kích thước đủ lớn, bạn chọn ra những cây khỏe để trồng ngoài vườn, nơi thông thoáng hơn để cây tự do phát triển. Ươm hạt mai vàng trực tiếp vào đất là cách nhân giống cây mai dễ thực hiện nhất Cách ươm hạt mai vàng vào bầu đất Ươm hạt mai vàng vào bầu đất cũng là cách ươm hạt mai được nhiều người áp dụng. Ươm hạt mai vàng vào bầu đất được tiến hành thông qua các bước sau: Bước 1: Bạn cần chọn hạt mai chất lượng và khỏe mạnh giống như kỹ thuật ươm mai trực tiếp vào đất. Bạn cần chuẩn bị thêm bầu đất có đủ độ sâu để có thể chứa đất và hạt. Bước 2: Bạn tiến hành làm mềm vỏ hạt mai vàng bằng cách ngâm hạt với nước ấm khoảng 1 ngày và để hạt khô ráo sau đó. Bước 3: Bạn tiến hành gieo hạt vào bầu đất bằng cách đặt 1-2 hạt mai vào một lỗ nhỏ đã tạo. Sau đó nhấn nhẹ đất để che phủ hạt. Bước 4: Bạn dùng bình xịt phun sương để phun nước nhẹ lên trên bề mặt bầu đất. Sau đó mang bầu đất đến nơi có ánh sáng tự nhiên và tránh ánh nắng trực tiếp. Bước 5: Bạn đặt một lớp lưới mỏng che phủ lên trên phần bầu đất để giữ ẩm và tạo môi trường cho cây thuận lợi nảy mầm. Đồng thời, bạn cần phun nước nhẹ nhàng khi cần thiết. Bước 6: Bạn theo dõi quá trình nảy mầm của hạt giống và mang cây mai con ra ngoài vườn khi cây đã đạt kích thước đủ lớn. Mai sau khi mọc bạn cần chú ý cần lên luống cao để chăm sóc. Thời gian cần thiết để chăm sóc cây mai vàng ở giai đoạn ươm là khoảng 6-8 tháng. Đến khi cây đạt chiều cao 40-50cm thì bạn có thể mang cây trồng vào chậu. Trong quá trình bứng cây ra trồng ở chậu thì bạn nên cẩn thận bảo vệ rễ cây. Vì nếu bị đứt rễ thì cây sẽ còi cọc và khó phát triển khỏe mạnh. >>> Xem thêm: Cách ghép mai vàng đúng chuẩn – Hướng dẫn kỹ thuật ghép mai vàng Thời gian hạt mai vàng nảy mầm Cần cung cấp đủ độ ẩm để cây mai con có thể phát triển tốt nhất Sau khi đã biết cách ươm hạt mai vàng, bạn cũng cần biết về tốc độ cũng như thời gian nảy mầm của hạt giống. Thông thường, thời gian nảy mầm của hạt giống mai vàng cũng không quá lâu. Thời gian nảy mầm trung bình của hạt giống mai vàng là khoảng 1-2 tuần. Hạt mai nảy mầm sớm hay muộn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố ngoại cảnh như môi trường và điều kiện chăm sóc. Nếu bạn dùng cách ươm hạt mai đúng kỹ thuật như đã chia sẻ thì quá trình phát triển của hạt sẽ diễn ra tự nhiên và nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, việc cung cấp đủ ánh sáng, độ ẩm, điều kiện chăm sóc thuận lợi liên tục thì tỷ lệ nảy mầm của hạt mai sẽ cao hơn rất nhiều. >>> Đừng bỏ qua: Hướng dẫn kỹ thuật và cách uốn cây mai tại nhà đẹp mắt Kết luận Tóm lại, trên đây là các thông tin liên quan tới cách ươm hạt mai như thế nào là đúng. Việc ươm hạt mai vàng đúng cách sẽ giúp cây con nảy mầm với tỷ lệ cao và sức sống mạnh mẽ. Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn. Theo dõi nhiều hơn các bài viết khác của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé.
- Hướng dẫn kỹ thuật và cách uốn cây mai tại nhà đẹp mắt
Hướng dẫn kỹ thuật và cách uốn cây mai tại nhà đẹp mắt Cách uốn cây mai vàng như thế nào để cây mai vừa đẹp mắt mà cây vẫn khỏe mạnh? Đây là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm và thắc mắc. Việc uốn và tạo dáng cây mai có vai trò rất quan trọng đối với việc trồng cây cũng như sự phát triển của cây. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách uốn mai đúng và phù hợp. Tham khảo bài viết dưới đây của Vựa cây xanh để biết thêm về cách uốn mai đẹp mắt và hướng dẫn các kỹ thuật uốn mai vàng hợp lý nhé. Tìm hiểu cách uốn mai vàng vừa đẹp mắt mà cây vẫn khỏe mạnh Những lưu ý nên biết trước khi uốn mai Trước khi tìm hiểu về cách uốn cây mai sao cho đúng thì bạn cần lưu ý tìm hiểu trước thông tin về thời điểm hợp lý và những nguyên liệu cần chuẩn bị để uốn mai. Thời điểm hợp lý để uốn mai Để uốn một cây mai ra dáng đẹp những vẫn giữ được sức sống khỏe mạnh bình thường thì bạn cần chọn thời điểm thích hợp. Thông thường, thời điểm tốt nhất để uốn cây mai là vào khoảng cuối mùa hạ – tháng 7 âm lịch. Đây là lúc cây mai ra chồi mới và tập trung năng lượng phát triển mạnh mẽ nhất. Bạn cần lưu ý tuyệt đối không uốn mai vào đầu hoặc giữa mùa xuân. Vì đây là thời điểm cây mai rụng lá và có khả năng chảy nhựa cao. Thời điểm tốt nhất để uốn cây mai là vào khoảng cuối mùa hạ Nguyên liệu chuẩn bị để uốn cây mai Trước khi bắt đầu uốn cây mai vàng, bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu để uốn cành như dây kẽm, dây đồng, chì hoặc dây có vải quấn quanh. Thông thường, người ta hay sử dụng dây có vải quấn quanh là phổ biến nhất. Ưu điểm khi sử dụng dây này là bảo vệ được cành cây và tránh được nhiệt độ cao để hạn chế gây bỏng cho cây. Tuy nhiên, nhược điểm của loại dây này là dễ gây ẩm mốc và nấm cho cây, đặc biệt trong giai đoạn thời tiết ẩm thấp và mưa nhiều. Một số người cũng ưa chuộng sử dụng dây đồng hoặc dây kẽm, dây chì để tiến hành uốn cây mai. Ưu điểm của các loại dây kim loại này là dễ làm, dễ tìm kiếm và có thể tái sử dụng được nhiều lần. Tuy nhiên, nhược điểm của các loại dây kim loại này là dễ gặp tình trạng tin hình sợi dây lên thân cây gây mất thẩm mic. Và cây bị gỉ sét ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển của cây mai. Cách uốn cây mai đẹp và đúng kỹ thuật Trước khi bắt đầu uốn mai thì bạn cần chú ý tỉa những cành mai mọc song song, tỏa đều, các cành mai mọc xấu, gối lên nhau. Đồng thời, cách uốn cây mai đúng rất cần bạn cắt bớt lá hoặc tỉa những cành sát nhau. Làm vậy thì bạn sẽ dễ dàng hơn trong quá trình uốn mai đúng cách. Dưới đây là những kỹ thuật uốn mai được sử dụng phổ biến: Cách uốn cây mai bằng kỹ thuật tạo dáng gốc mai Gốc mai là bộ phận vô cùng quan trọng trong bất kỳ hình dáng nào mà bạn muốn tạo cho cây mai vàng. Vì khi quan sát, người ta thường đặc biệt chú ý đến gốc mai trước khi hìn tổng thể cây mai vàng. Để có một gốc mai vàng đẹp thì bạn cần chú ý tạo dáng gốc mai ngay khi cây còn nhỏ. Bạn có thể dùng nhiều cách uốn mai ở gốc như cắt, gọt, đục, đẽo cho chúng lồi lõm như mong muốn. Hoặc bạn cũng có thể làm lão hóa gốc cây để có một gốc mai đẹp. Tùy theo sở thích và mong muốn của bạn mà có thể sửa gốc theo các dáng đứng, dáng nghiêng hoặc dáng nằm. >>> Đừng bỏ qua: Cách bón phân cho mai và chăm sóc cây mai vàng đúng kỹ thuật Cách uốn cây mai bằng kỹ thuật uốn thân và cành mai Thông thường, đối với kỹ thuật uốn thân và cành mai thì uốn thân cây trước, sau đó đến cành chính và cuối cùng là các nhánh quanh thân, cành lớn uốn trước, cành nhỏ uốn sau. Đây là cách uốn mai đúng kỹ thuật nhất. Khi tiến hành uốn thân cây, bạn nên dùng khung sắt được uốn sẵn và cặp khung sao cho ôm sát vào thân cây mai. Tiếp theo, bạn nên dùng dây kẽm buộc từng mối và siết chặt từ gốc cây trở lên. Bạn chú ý ép cho thân cây ôm sát và khung sắt đã chuẩn bị nhé. Theo thời gian, cây mai sẽ được uốn cong theo như khuôn khung sắt. Đối với những cành mai nhỏ, bạn chỉ cần dùng dây kẽm quấn quanh cành cây rồi uốn xoắn ốc theo cành cây là được. Bạn cần uốn cây từ từ, mỗi ngày một chút. Lâu dần, cây mai sẽ được uốn theo dáng mà bạn mong muốn. Uốn thân cây trước, sau đó đến cành chính và cuối cùng là các nhánh quanh thân >>> Xem thêm: Cách ươm hạt mai dễ nảy mầm – Kỹ thuật nhân giống mai vàng bằng hạt Cách uốn cây mai bằng kỹ thuật tỉa tạo dáng mai Tỉa tạo dáng mai cũng là một trong những cách uốn cây mai được sử dụng phổ biến. Một cây mai được tỉa tạo gọn gàng sẽ có nét đẹp tinh tế và tự nhiên vốn có. Các công đoạn của tỉa tạo dáng mai bao gồm: tỉa lá, cắt bỏ những lá vàng, lá héo xấu, bỏ các đọt non quá dài và không để lại những đọt mai che khuất mặt chính của cây. Cách uốn cây mai bằng kỹ thuật làm lão hóa Làm lão hóa cây cũng là một cách uốn cây mai giúp tăng giá trị cho cây khá tốt. Kỹ thuật làm lão hóa cây sẽ tiến hành bằng cách dùng dụng cụ đục khoét và bổ sung chất hóa học vào gốc cây. Nếu bạn muốn thân cây mai trở nên xù xì và đẹp hơn thì bạn có thể dùng kim đâm đều quanh thân, hoặc đập vào thân cho bầm dập. Tuy nhiên bạn nhớ chú ý chừa một đường rãnh nhỏ trên vỏ cây để vẫn đảm bảo nhựa được dẫn đi nuôi cây nhé. Kết luận Tóm lại, trên đây là những thông tin liên quan đến cách uốn cây mai đúng, đảm bảo cây cho dáng đẹp. Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn. Theo dõi thêm các bài viết khác của trang để cập nhật nhiều kiến thức mới liên quan đến trồng và chăm sóc cây nhé.
- Cách bón phân cho mai và chăm sóc cây mai vàng đúng kỹ thuật
Cách bón phân cho mai và chăm sóc cây mai vàng đúng kỹ thuật Cách bón phân cho mai là một trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cây. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách bón phân cho mai đúng kỹ thuật. Đây có thể là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Cùng tham khảo bài viết dưới đây của Vựa cây xanh để giải đáp những thắc mắc xoay quanh việc bón phân cho cây, kỹ thuật bón phân, thời gian cũng như các loại phân bón cho cây mai nhé. Cách bón phân cho mai là một kỹ thuật quan trọng cần biết Cách bón phân cho mai vàng đúng chuẩn Bằng cách bón phân cho mai vàng đúng chuẩn, cây mai sẽ phát triển tốt, ra hoa đẹp và ra hoa đúng lúc bạn mong muốn. Thời gian bón phân cho mai Để bón phân cho cây mai vàng hiệu quả thì trước tiên bạn cần xác định đúng khoảng thời gian bón phân cho cây. Thông thường, sau khoảng 10-15 ngày trồng cây thì mai sẽ bắt đầu ra rễ. Giai đoạn này bạn bắt buộc phải bón phân cho cây để cung cấp đủ dinh dưỡng nuôi cây. Đối với cây mai, chu kỳ bón phân thích hợp nhất sẽ lặp lại khoảng 20-30 ngày. Tùy và điều kiện thời tiết và tốc độ phát triển của từng cây mai vàng mà sẽ có những điều chỉnh hợp lý. Nên bón phân gì cho cây mai vàng? Chọn loại phân bón hợp lý cũng là một trong những điều bạn cần biết trước khi học cách bón phân cho mai đúng chuẩn. Thông thường, đối với bón lót thì bạn có thể sử dụng các loại phân bón Organic 1 hoặc phân hữu cơ Nutrifert 4-3-3. Công dụng của các loại phân này là giúp đất tơi xốp hơn và ổn định độ chua cho đất. Đồng thời, phân bón hữu cơ còn giúp tăng độ phì nhiêu cho đất và giúp cho bộ rễ của mai phát triển khỏe mạnh hơn. Các loại phân bón được dùng phổ biến hiện nay có thể kể đến như: NPK 20-20-15+TE, NPK 16-16-8+TE, và NPK 20-16-8+TE,… Bằng cách bón phân cho mai vàng đúng chuẩn, cây mai sẽ phát triển tốt >>> Xem thêm: Hướng dẫn kỹ thuật và cách uốn cây mai tại nhà đẹp mắt Cách bón phân cho mai chi tiết theo từng giai đoạn Theo từng giai đoạn khác nhau thì cách bón phân cho mai cũng như loại phân bón sử dụng cũng khác nhau. Dưới đây là cách bón phân cho mai chi tiết theo từng giai đoạn phát triển của cây: Giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 6 Đây là giai đoạn phục hồi và tăng trưởng của cây. Ngay sau Tết, bạn cần mang chậu mai ra ngoài sân nơi thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp. Sau đó bạn tiến hành lặt hết hoa và nụ, chỉ để lại một ít lá non cho cây thở. Đến khoảng giữa tháng 1 âm lịch, bạn tiến hành tỉa bớt các cành mọc dài và tiến hành thay đất cho mai. Sau khi thay đất, bạn bắt đầu bón phân hữu có để tăng chất dinh dưỡng và độ phì nhiêu cho đất. Phân hữu có có thể sử dụng là các loại phân hoai mục như đạm cá, bánh dầu nước,… Ngoài ra là các phân hữu cơ khác như phân trùn quế viên nén, phân gà nhật, phân bánh dầu, phân hữu cơ Bound Back, Dynamic Lifter… Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung thêm phân hóa học có hàm lượng đạm cao như 30-15-10, 30-10-10… để cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cây. Giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 10 Đây là giai đoạn hình thành và phát triển nụ hoa mai vàng. Đến thời điểm này, nhìn chung cây đã sinh trưởng tốt. Nhưng thời tiết rơi vào tình trạng mưa dầm nên độ ẩm không khí tăng cao. Đây là điều kiện thuận lợi để nấm mốc và rong rêu dễ phát triển, chậu cây dễ bị úng nước. Do đó, bạn cần kiểm tra chậu cây thường xuyên để ngăn chặn tình trạng ngập nước. Trong giai đoạn này, bạn cần đảm bảo cây vẫn quang hợp và cho ra nụ tốt. Trường hợp lá mai già và rụng nhanh, bạn có thể bón thúc bằng phân 10-55-10, 6-30-30… Với phân này thì bạn sử dụng định kỳ 15 – 20 ngày/ lần. Trường hợp nụ hoa khá to thì có khả năng mai sẽ nở trước Tết. Nếu vậy thì bạn cần sử dụng phân bón có hàm lượng đạm cao như phân urea, 30-10-10, 30-15-10… Phân này mục đích là để kìm hãm cho hoa mai nở trễ. Bạn tưới phân định kì 15 – 20 ngày/ lần. Theo từng giai đoạn khác nhau thì cách bón phân cho mai cũng khác nhau Giai đoạn từ giữa tháng 10 đến tháng 11 âm lịch Giai đoạn này, bạn cần bón thúc để đảm bảo cây phát triển và sẽ ra hoa vào đúng dịp Tết. Phân bón bạn nên sử dụng là các loại phân có hàm lượng lân và kali cao. Bạn có thể dùng phân 10-55-10, 6-30-30 hoặc phân đầu trâu 901. Bạn bón phân định kỳ 7 ngày/ lần và nếu cần thì kết hợp thêm với phân bón gốc như phân trùn quế, Dynamic Lifter để bổ sung hữu cơ cho cây. >>> Đừng bỏ qua: Mai bị cháy lá – Nguyên nhân và cách khắc phục để mai phát triển tốt Giai đoạn đầu tháng Chạp Đây là giai đoạn quan trọng quyết định hoa mai có nở đúng ngày Tết hay không. Thời điểm này, bạn đồng loạt tiến hành bón phân, tưới nước và lặt lá mai và quan sát tốc độ phát triển của nụ hoa. Nếu cây có trường hợp lá úa, nụ hoa cái lớn thì bạn dùng phân ure, 20-20-20 + TE hòa với nước tưới cây để kích cho cây ra thêm lá. Nếu bạn thấy cây mai có dấu hiệu nở hoa sớm thì bạn tỉa bớt lá non đầu cây và dùng vải đen trùm cây mai lại. Kết luận Tóm lại, trên đây chúng tôi đã chia sẻ cách bón phân cho mai đúng kỹ thuật và các thông tin về thời gian, loại phân bón. Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn. Theo dõi nhiều hơn các bài viết khác trên trang để cập nhật nhiều kiến thức bổ ích xoay quanh việc trồng và chăm sóc cây cảnh nhé.
- Mai bị cháy lá – Nguyên nhân và cách khắc phục để mai phát triển tốt
Mai bị cháy lá – Nguyên nhân và cách khắc phục để mai phát triển tốt Mai bị cháy lá là một trong những căn bệnh thường thấy trên cây mai. Tình trạng mai vàng bị cháy lá có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Mỗi nguyên nhân cũng sẽ có cách khắc phục khác nhau. Bài viết này của Vựa cây xanh sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để nhận biết tình trạng mai bị cháy lá do đâu và làm như thế nào để khắc phục nhé! Mai bị cháy lá là một trong những căn bệnh thường thấy trên cây mai Mai bị cháy lá có những biểu hiện nào? Mai bị cháy lá có rất nhiều biểu hiện dễ nhận biết và dễ quan sát. Thông thường, những dấu hiệu này sẽ xuất hiện đầu tiên ở lá mai. Tuy nhiên, những biểu hiện cháy lá trên mai rất dễ nhầm lẫn với các loại bệnh khác. Do đó, bạn nên biết phân biệt tình trạng mai bị cháy lá qua các biểu hiện sau: Phần ngọn lá và các mép lá già xuất hiện dấu hiệu cháy. Lá mai xuất hiện những mảng màu nâu hoặc màu xám bạc. Các mảng cháy lan dần từ phần ngọn và mép lá đến phần gân chính của lá mai. Bệnh cháy lá ở mai nếu nặng có thể làm mất chức năng quang hợp của lá, lá cây nhanh héo và rụng. Đối với lá mai non, biểu hiện của bệnh cháy lá là có xuất hiện các đốm màu vàng, đen hoặc nâu trên lá. Lá mai non bị xoăn lại hoặc bị rụng sớm. Mai bị cháy lá có rất nhiều biểu hiện dễ nhận biết và dễ quan sát Nguyên nhân và cách khắc phục mai bị cháy lá Sau khi phát hiện mai bị cháy lá thông qua việc quan sát các dấu hiệu trên cây. Bạn tiến hành xác định nguyên nhân và đưa ra hướng khắc phục hợp lý. Mai bị cháy lá do vi khuẩn và nấm Nếu mai bị cháy lá non thì nguyên nhân có thể là do nấm hoặc vi khuẩn xâm nhập. Một số loại vi khuẩn thường thấy gây cháy lá ở mai như vi khuẩn bệnh đốm lá, vi khuẩn bệnh mốc xám, vi khuẩn bệnh phấn trắng,… Các vi khuẩn này xâm nhập khiến lá non mới ra ở mai bị cháy và rụng sớm. Cách khắc phục tình trạng lá mai bị cháy do vi khuẩn và nấm: Nếu mai bị nấm bệnh và vi khuẩn tấn công, bạn nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Phương án này sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý các yếu tố môi trường sống: nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng để đảm bảo cây mai có điều kiện sống tốt nhất. Chăm sóc mai đúng cách cũng giúp cho cây mai tránh được các tác nhân gây bệnh và phát triển tốt. >>> Đừng bỏ qua: Cách bón phân cho mai và chăm sóc cây mai vàng đúng kỹ thuật Mai bị cháy lá do côn trùng tấn công Côn trùng cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng mai bị cháy lá. Một số loại côn trùng phổ biến gây cháy lá mai như: Rệp sáp: đây là một loại công trùng có màu trắng hoặc vàng, kích thước nhỏ. Rệp sáp thường tấn công ở mặt sau lá mai, hút hết nhựa cây và dẫn đến tình trạng cháy lá. Bọ trĩ: bọ trĩ là loại côn trùng có màu đen hoặc đỏ. Bọ trĩ thường tập trung ở mặt dưới của lá. Và cũng giống như rệp sáp, chúng hút nhựa non của cây và khiến mai bị cháy lá. Nhện đỏ: cũng giống như rệp sáp và bọ trĩ, nhện đỏ hút nhựa cây của lá và khiến lá bị cháy. Cách khắc phục lá mai bị cháy do côn trùng: đối với trường hợp này, cách tốt nhất là bạn sử dụng thuốc trừ sâu để diệt côn trùng cho cây. bên cạnh đó, bạn nên tưới nước và bón phân cho mai thường xuyên để giúp lá mai khỏe mạnh. Một chiếc lá khỏe mạnh sẽ chống lại sự tấn công của côn trùng tốt hơn. Đồng thời, bạn nên thường xuyên theo dõi và kiểm tra cây để phát hiện và xử lý tình trạng mai bị cháy lá kịp thời nhé. Côn trùng cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng mai bị cháy lá Mai bị cháy lá do cháy nắng Cây mai thường phát triển tốt dưới điều kiện ánh nắng vừa phải. Ánh nắng quá gắt có thể dẫn đến tình trạng cháy lá mai non. Cách khắc phục mai bị cháy lá do nắng gắt: trường hợp này, bạn cần che chắn cây mai khỏi ánh nắng mặt trời. Đồng thời, bạn cũng nên tưới đủ nước cho mai để cây có thể chống lại cái nắng khắc nghiệt của môi trường. Mai bị cháy lá do ngộ độc phân bón Ngộ độc phân bón cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mai bị cháy lá. Do cây mai không thể hấp thụ một lượng lớn chất dinh dưỡng cùng một lúc nên gây cản trở quá trình hút nước và hấp thu dưỡng chất ở cây. Từ đó lá cây dễ bị cháy, héo. Và nhiều trường hợp cây có thể bị chết do ngộ độc phân bón. Cách khắc phục cháy lá mai do ngộ độc phân bón: đối với trường hợp này, bạn nên tạm ngừng bón phân trong một thời gian và theo dõi thêm. >>> Xem thêm: Lặt lá mai trước Tết bao nhiêu ngày để hoa nở đúng vào Tết? Mai cháy lá do thiếu chất Thiếu chất dinh dưỡng cũng là một trong những nguyên nhân khiến mai bị cháy lá. Một cây mai không được cung cấp đủ dinh dưỡng sẽ khiến mai bị suy yếu dần và phát triển kém. Hậu quả là dẫn đến tình trạng lá non bị cháy. Cách khắc phục mai bị cháy lá do thiếu dinh dưỡng: bạn nên bón phân cho mai định kỳ. Đồng thời, bạn cũng nên chọn loại phân bón có hàm lượng chất phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của cây. Ngoài ra, tưới nước đầy đủ cũng giúp cây mai hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Kết luận Tóm lại, trên đây là tất cả thông tin liên quan đến tình trạng mai bị cháy lá. Từ biểu hiện đến nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này cho cây mai. Có rất nhiều nguyên nhân khiến mai bị cháy lá. Bạn cần phải biết cách phân biệt để lựa chọn giải pháp sao cho phù hợp. Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn. Theo dõi nhiều hơn các bài viết khác của trang để cập nhật thêm các thông tin thú vị nhé.
- Lặt lá mai trước Tết bao nhiêu ngày để hoa nở đúng vào Tết?
Lặt lá mai trước Tết bao nhiêu ngày để hoa nở đúng vào Tết? Lặt lá mai trước Tết bao nhiêu ngày để cây mai nở hoa đúng vào Tết là câu hỏi được hầu hết mọi người quan tâm. Không ít người lặt lá mai sai ngày dẫn đến tình trạng hoa mai nở sớm trước khi bước vào dịp Tết, hoặc mai nở muộn khi Tết đã đi qua. Cùng Vựa cây xanh tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để biết nên lặt lá mai trước Tết bao lâu là hợp lý nhé! Lặt lá mai trước Tết bao nhiêu ngày để cây mai nở hoa đúng vào Tết? Lặt lá mai trước Tết bao nhiêu ngày để mai ra hoa đúng Tết? Lặt lá mai trước Tết bao nhiêu ngày rất quan trọng đối với việc canh hoa mai nở vào đúng dịp Tết đến. Thời gian lặt lá mai vào mỗi năm sẽ khác nhau, tùy thuộc vào chu kỳ năm, điều kiện thời tiết và đặc điểm sinh trưởng của cây mai. Thông thường, người ta thường lặt lá mai vào khoảng ngày 10-15 tháng Chạp trước Tết. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào thời tiết và môi trường mà sẽ có chênh lệch thêm vài ngày. Cây mai rất nhạy cảm với thời tiết và sự thay đổi môi trường. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến thời gian nở hoa của cây mai. Nếu thời tiết nắng ấm dịu nhẹ thì cây mai sẽ phát triển nhanh hơn. Khi đó, các chồi cây sẽ nảy mầm sớm hơn, và việc ra hoa cũng sẽ được đẩy nhanh hơn. Do đó, nếu bạn muốn hoa nở đúng dịp Tết thì nên lặt lá mai vào khoảng ngày 18-20 tháng Chạp. Nếu thời tiết se lạnh thì cây mai sẽ phát triển chậm hơn. Khi đó, các chồi cây sẽ nảy mầm trễ hơn và việc ra hoa cũng diễn ra chậm hơn. Do đó, nếu bạn muốn hoa nở vào đúng dịp Tết thì nên lặt lá sớm, vào khoảng ngày 13-15 tháng Chạp. Nếu thời tiết có nắng và kèm theo các đợt gió mạnh thì cây cũng phát triển nhanh. Do đó, các chồi cây sẽ nảy mầm sớm hơn. Bạn muốn hoa nở đúng Tết thì nên lặt lá mai khoảng ngày 15-17 tháng Chạp sẽ hợp lý nhất. Lặt lá mai trước Tết bao nhiêu ngày rất quan trọng đối với việc canh hoa mai nở vào đúng dịp Tết Lặt lá mai trước Tết có ý nghĩa gì? Ai cũng muốn biết lặt lá mai trước Tết bao nhiêu ngày để lặt lá cho cây mai. Tuy nhiên, việc lặt lá mai đúng ngày trước tết có ý nghĩa gì? Việc lặt lá mai giúp cho cây mai tập trung năng lượng và chất dinh dưỡng vào việc phát triển nụ hoa và nở hoa. Lá mai già, các lá xanh thường sẽ làm cho cây tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Do đó, việc loại bỏ bớt lá là điều cần thiết nếu bạn muốn cây ra nụ và hoa. Thời gian nuôi dưỡng nụ và ra hoa của cây mai rơi vào khoảng 15-20 ngày. Do đó, lặt lá đúng ngày cũng sẽ giúp cho cây mai ra hoa vào đúng dịp Tết. Tránh trường hợp cây phát triển tự nhiên, ra hoa vào trước hoặc sau Tết Nguyên Đán. >>> Đừng bỏ qua: Mai bị cháy lá – Nguyên nhân và cách khắc phục để mai phát triển tốt Lặt lá mai trước Tết đúng cách như thế nào? Việc xác định lặt lá mai trước bao nhiêu ngày là rất quan trọng. Tuy nhiên, lặt lá mai như thế nào cho đúng cách cũng quan trọng không kém. Bạn nên lặt lá mai đúng chuẩn, thao tác cẩn thận chứ không nên tuốt lá một lần. Việc này sẽ làm tổn thương đến cành cây và các nụ hoa mới nhú. Dưới đây là cách lặt lá mai đúng: Xác định lá cần lặt: đầu tiên, bạn cần xác định đúng cành mai, đúng những lá mai cần lặt. Đây là những cành dài, nhiều lá và lá già. Bạn dùng một tay để giữ chặt cành mai, tay còn lại tước từng lá mai một cách cẩn thận. Bạn cần lưu ý ngắt lá cẩn thận và sạch sẽ, tránh làm gãy cành mai. Bạn nên lặt lá mai đúng chuẩn, thao tác cẩn thận >>> Xem thêm: Mai giảo Thủ Đức – Đặc điểm và cách chăm sóc giống mai quý Mai vàng ra hoa không đúng Tết xử lý như thế nào? Việc biết lặt lá mai trước Tết bao nhiêu ngày và lặt đúng ngày vẫn chưa đủ để đảm bảo cây mai bạn nở hoa đúng Tết. Nếu mai nở hoa không đúng Tết do sự thay đổi bất ngờ của thời tiết và khí hậu thì bạn có thể áp dụng những cách sau để điều chỉnh ngày ra hoa của cây: Nếu mai vàng nở sớm: Thông thường, nếu thời tiết xuất hiện mưa rào thì cây sẽ nở hoa sớm hơn. Trường hợp này bạn nên giảm tưới nước cho cây. Đồng thời, chỉ nên phun nước lạnh hoặc đá lạnh lên gốc cây. Bên cạnh đó, bạn cần đặt cây trong bóng râm để giảm tốc độ nở hoa. Nếu mai vàng ra hoa muộn: Dấu hiệu nhận biết một cây mai ra hoa muộn là lá mai đã già nhưng nụ hoa vẫn nhỏ. Đối với trường hợp này, bạn cần phun nước ấm lên nụ hoa vào mỗi sáng sớm. Bên cạnh đó, bạn cũng bỏ bớt đọt non để cây tập trung phát triển nụ và nở hoa. Ngoài ra, giữ cho cây phát triển trong môi trường ấm cũng là cách kích thích cây ra hoa nhanh hơn. Kết luận Tóm lại, xác định lặt lá mai trước Tết bao nhiêu ngày sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với việc ra hoa đúng Tết. Ngoài ra, bạn cũng nên quan sát tình trạng phát triển của cây để đưa ra phương án hợp lý. Hy vọng bài viết trên đây cung cấp thông tin hữu ích cho bạn. Theo dõi nhiều hơn các bài viết khác của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức thú vị nhé.
- Cách ghép mai vàng đúng chuẩn – Hướng dẫn kỹ thuật ghép mai vàng
Cách ghép mai vàng đúng chuẩn – Hướng dẫn kỹ thuật ghép mai vàng Cách ghép mai vàng như thế nào là đúng? Kỹ thuật ghép mai vàng tỷ lệ thành công 100% là gì? Đây chắc hẳn là những câu hỏi được khá nhiều người quan tâm tìm hiểu. Ghép mai là một kỹ thuật khá quan trọng trong trồng mai. Không phải ca ghép mai nào cũng tạo thành công một cây mai khỏe mạnh. Cùng Vựa cây xanh tham khảo bài viết dưới đây để biết cách ghép mai vàng nhé! Tìm hiểu cách ghép mai vàng như thế nào là đúng Cách ghép mai vàng đúng Cách ghép mai vàng đúng cần phải đảm bảo đúng thời gian và đúng kỹ thuật. Dưới đây là thời gian hợp lý để ghép mai vàng cũng như kỹ thuật ghép mai vàng đúng cách. Thời gian nào hợp lý để ghép mai vàng? Thông thường, thời điểm hợp lý để ghép mai vàng sẽ diễn ra vào mùa khô, vào khoảng cuối tháng 3 và đầu tháng 4 âm lịch. Nếu là ghép thân mai thì thời điểm thích hợp sẽ là khoảng từ tháng 10 đến tháng 12 âm lịch. Trong thời gian mai vàng ra hoa thì dưỡng chất sẽ tập trung hết vào hoa và nụ mai. Và thời điểm ngay sau Tết, khi hoa tàn là thời điểm cây bắt đầu hồi phục. Nên hai thời điểm này sẽ không thích hợp cho việc cấy ghép. Vì đây là lúc cây mai vàng không có đủ dưỡng chất để nuôi sống mầm ghép nên tỷ lệ ghép mai thành công sẽ thấp. Thời điểm mai đã hồi phục và ổn định mới là lúc thích hợp để ghép mai vàng có tỷ lệ thành công cao. Thời điểm hợp lý để ghép mai vàng sẽ diễn ra vào mùa khô >>> Xem thêm: Cách trồng mai con nhanh lớn – Hướng dẫn chăm sóc mai hiệu quả Kỹ thuật ghép mai vàng được dùng phổ biến Ghép mai đúng kỹ thuật cũng là một trong những cách ghép mai vàng cho tỷ lệ thành công cao. Có rất nhiều kỹ thuật ghép mai, trong đó có 2 kỹ thuật phổ biến nhất là kỹ thuật ghép mắt ngủ, kỹ thuật ghép mai cắm đọt và kỹ thuật ghép mắt kim. Cách ghép mai vàng bằng kỹ thuật ghép mắt ngủ Với kỹ thuật ghép mắt ngủ thì bạn cần lựa chọn những mầm ghép không quá non và cũng không quá già. Sau khi lựa chọn mầm ghép phù hợp, bạn cần cắt bỏ hết lá và chỉ chừa lại phần cuống. Sau khi xử lý xong, bạn tiến hành ghép mai theo các bước sau: Bước 1: Dùng dao nhỏ tách một miếng hình chữ nhật theo chiều dọc của mầm ghép với kích thước là 0.5 cm x 1 cm Bước 2: Tách một lớp vỏ tại phần giống ghép Bước 3: Lấy mầm ghép đã xử lý áp khít và giống ghép. Sau đó bạn quấn lớp vỏ đã tách quanh mắt ngủ sao cho miếng ghép khít lại với nhau và đảm bảo không dính nước. Bước 4: Sau đó, bạn tiến hành quấn chặt mắt ghép bằng nilon và đưa cây mai vàng vào nơi thoáng mát. Bạn tưới phần gốc mai trong 3 ngày đầu và không tưới phần thân. Khoảng 10 ngày tiếp theo bạn tưới ướt cả cây. Sau khoảng 15 ngày, bạn mang cây mai vàng ra nắng và tiến hành tháo nilon. Nếu mầm ghép dính chặt trên giống ghép và còn tươi thì chứng tỏ bạn đã ghép cây mai vàng thành công. Cách ghép mai vàng bằng kỹ thuật ghép mai cắm đọt Thông thường, cách ghép mai vàng bằng kỹ thuật ghép mắt ngủ sẽ hiệu quả vào mùa khô. Vì vào mùa mưa, mầm ghép dễ gặp nước nên cách ghép mắt ngủ khó thành công. Giai đoạn này, ghép mai vàng bằng kỹ thuật ghép cắm đọt sẽ hợp lý hơn. Kỹ thuật ghép mai cắm đọt được tiến hành như sau: Bước 1: Đầu tiên, bạn tiến hành cắt đôi đọt ghép, rồi vạt ngọn ghép theo hình cây nêm và tiến hành cắm vào gốc ghép. Bước 2: Sau khi xử lý xong, bạn tiến hành cắt vỏ cây ở bên hông gốc ghép rồi cắm đọt mai vào. Bước 3: Sau đó, bạn tiến hành dùng dây nilon cột chặt mối ghép và bọc kín bên ngoài trong khoảng 2 tuần. Sau khi mở ra, nếu ngọn ghép dính chặt vào gốc thì bạn đã có một ca ghép mai vàng thành công. Cách ghép mai vàng bằng kỹ thuật ghép mắt kim Ghép mai vàng bằng kỹ thuật ghép mắt kim là dùng mắt lá đã lên mầm để ghép vào gốc mai. Đối với kỹ thuật ghép này, ưu điểm là mối ghép sau khi thành công sẽ rất đẹp, tỷ lệ sống cao và cây dễ dàng tạo kiểu hơn. Để dùng kỹ thuật ghép mắt kim, bạn tiến hành các bước sau: Kỹ thuật ghép mắt kim là cách ghép mai vàng được sử dụng phổ biến Bước 1: Đầu tiên, bạn cần chọn những chồi mai to, khỏe và đang phát triển tốt Bước 2: Sau khi chọn chồi mai xong, bạn tiến hành dùng dao rạch vào gốc ghép hai đường dọc song song và hai đường ngang song song để tạo thành chữ H có 2 rạch ngang. Bước 3: Tiếp theo, bạn dùng mũi dao nhỏ tách bỏ phần vỏ ở hai vạch ngang đã rạch rồi đặt mầm ghép vào. Bước 4: Cuối cùng, bạn chọn mầm kim của giống mai muốn ghép. Rồi tiến hành dùng mũi dao nâng nhẹ hai phần nhỏ ở gốc ghép và đưa mắt ghép vào vị trí đã bóc vỏ. Bạn tiến hành dùng dây nilon cột trùm mắt ghép lại và đợi khoảng 2 tuần. Sau đó tháo bao nilon ra và theo dõi cho đến khi cây nảy mầm và bắt đầu phát triển bình thường. >>> Đừng bỏ qua: Cách ươm hạt mai dễ nảy mầm – Kỹ thuật nhân giống mai vàng bằng hạt Kết luận Tóm lại, trên đây là cách ghép mai vàng thành công. Việc ghép mai đúng thời điểm và đúng kỹ thuật sẽ quyết định rất lớn đến tỷ lệ thành công của một ca ghép mai. Hy vọng thông tin trên bổ ích cho bạn. Cùng theo dõi nhiều hơn các bài viết khác của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức thú vị nhé.
- Mai giảo Thủ Đức – Đặc điểm và cách chăm sóc giống mai quý
Mai giảo Thủ Đức – Đặc điểm và cách chăm sóc giống mai quý Mai giảo Thủ Đức không chỉ là giống mai cổ điển nổi tiếng, mà đây còn là laoij cây có vẻ ngoài rực rỡ và lạ mắt. Tuy đây là giống mai nổi tiếng lâu đời nhưng không phải ai cũng biết các thông tin về nguồn gốc, đặc điểm và cách chăm sóc mai giảo Thủ Đức. Cùng Vựa cây xanh tham khảo bài viết dưới đây để cập nhật thêm thông tin về giống mai nổi tiếng này nhé! Mai giảo Thủ Đức không chỉ là giống mai cổ điển nổi tiếng Mai giảo Thủ Đức là gì? Trước khi tìm hiểu về đặc điểm cũng như cách chăm sóc mai giảo Thủ Đức thì bạn cần biết mai giảo Thủ Đức là gì. Mai giảo Thủ Đức là giống mai nổi tiếng từ xưa được nhiều người tìm kiếm. Theo các nghệ nhân trồng mai gạo cội truyền đạt lại, giống mai giảo Thủ Đức đã có từ rất lâu đời. Đây là món quà mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất An Giang tươi đẹp. Mai giảo Thủ Đức được đánh giá là giống mai cho hoa có màu sắc rực rỡ nhất và lớn nhất. Hoa mai giảo Thủ Đức cũng nổi tiếng với đặc điểm nhiều tàn và hoa có nhiều cánh nhất so với các giống mai khác. Ngoài ra, mai giảo Thủ Đức còn nổi tiếng với mùi hương đặc trưng mà không giống mai nào có được. Do đó, đây là sự lựa chọn không thể thiếu cho ngày Tết. Mai giảo Thủ Đức là giống mai nổi tiếng từ xưa được nhiều người tìm kiếm Đặc điểm của mai giảo Thủ Đức Mai giảo Thủ Đức có một số đặc điểm đặc trưng để nhận diện sau: Hoa mai giảo Thủ Đức có màu sắc vàng tươi rực rỡ đặc trưng. Thông thường, hoa sẽ có từ 6-8 cánh. Tuy nhiên, nếu cây bị đột biến thì số lượng cánh hoa sẽ dao động từ 10-12 cánh. Cây mai giảo có sức sống mạnh mẽ, khả năng kháng bệnh cao và cây dễ chăm sóc. Mai giảo Thủ Đức sẽ ra hoa trong vòng 1 năm sau khi trồng. Cây sẽ đạt chiều cao 18-20cm và duy trì trong vòng 3 năm. Đây là giống mai có khả năng tạo đột biến rất tốt khi được nhân giống. Cây mai giảo Thủ Đức có giá trị kinh tế cao. Cây mai con được nhân giống thường sẽ cho hoa 5 cánh. Đây là quy luật di truyền chéo của tự nhiên. >>> Xem thêm: Lặt lá mai trước Tết bao nhiêu ngày để hoa nở đúng vào Tết? Cách chăm sóc mai giảo Thủ Đức Mai giảo Thủ Đức có giá trị cao và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, cũng giống với các cây mai khác, mai giảo Thủ Đức khá kén môi trường. Do đó, cần phải có cách chăm sóc hợp lý thì cây mới có thể sinh trưởng và phát triển bình thường. Dưới đây là các chăm sóc mai giảo chi tiết: Đất trồng cây mai giảo Thủ Đức Cây mai giảo Thủ Đức không kén đất trồng. Cây có thể sinh sống bình thường trên hầu hết các loại đất như đất thịt, đất cát pha, sét pha hay đất phù sa. Tuy nhiên, loại cây này cần môi trường đất đủ ẩm và thông thoáng, không bị ngập úng. Nếu trồng cây mai giảo Thủ Đức trong chậu thì bạn nên trộn thêm tro trấu. xơ dừa hoặc vỏ đậu phộng để tạo độ xốp giúp cây thoát nước tốt hơn. Ánh sáng trồng mai giảo Thủ Đức Cũng giống như hầu hết các loại cây mai khác, mai giảo Thủ Đức ưa sáng và bóng râm. Cây rất thích hợp đặt dưới môi trường có ánh sáng dịu nhẹ. Bạn có thể đặt cây mai trong sân vườn, trong bóng râm hoặc đặt cây ở ngoài ban công, trên sân thượng. Phân bón bổ sung dinh dưỡng cho cây Đối với cây mai giảo Thủ Đức, bạn nên bón thúc cho cây bằng phân NPK với hàm lượng đạm và lân nhiều hơn kali. Nên dùng phân bón có hàm lượng đạm cao như NPK 20 – 20 – 15 TE để cây có thể sinh trưởng tốt nhất. Thông thường, bạn nên bón phân cho cây với tần suất 2-3 lần/tháng. >>> Xem thêm: Mai giảo Thủ Đức có giá trị không? Vì sao giống mai giảo được ưa chuộng? Ngăn ngừa sâu bệnh cho cây Mai giảo Thủ Đức thường bị tấn công bởi các loài côn trùng như bọ trĩ, sâu cắn lá, nụ hoa, sâu đục thân, rầy rệp các loại và nhện đỏ. Một số loại thuốc được khuyên dùng để phòng trừ các loại sâu bệnh này là Confidor, Trebon, Danitol, Sherpa, Politryl, Supracid, … Bạn nên phun thuốc liên tục 2-3 lần sau khi phát hiện côn trùng gây bệnh, và mỗi lần phun thuốc sẽ cách nhau khoảng 3-5 ngày. Cây mai giảo Thủ Đức hầu như được ưa chuộng hơn nhiều so với các loài mai khác Vì sao mai giảo Thủ Đức được ưa chuộng? Cây mai giảo Thủ Đức hầu như được ưa chuộng hơn nhiều so với các loài mai khác. Nguyên nhân có thể kể đến như: Màu sắc nổi bật: cây mai giảo Thủ Đức có màu vàng nhung rất tươi và sặc sỡ hơn các loài mai khác. Hương thơm khác biệt: mai giảo Thủ Đức thường có mùi thơm đặc biệt và thơm hơn rất nhiều so với các loài mai khác. Hương thơm của mai giảo Thủ Đức có thể lan tỏa khắp không gian phòng khách nếu bạn chưng mai trong nhà. Hoa mai giảo Thủ Đức nở nhiều bông, cánh hoa lớn và lâu tàn hơn so với các loài mai khác. Hoa này có thể giữ được lâu hơn, thời gian có thể kéo dài gấp đôi hoa mai bình thường. Kết luận Tóm lại, trên đây là các thông tin liên quan đến mai giảo Thủ Đức. Dù là loài mai khá nổi tiếng từ lâu đời nhưng không phải ai cũng biết được các thông tin cụ thể về loại mai này. Hy vọng bài viết cung cấp thông tin hữu ích cho bạn. Theo dõi nhiều hơn các bài viết khác của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị nhé.
- Có nên trồng cây nguyệt quế trước nhà không? Trồng trước nhà có tốt không?
Có nên trồng cây nguyệt quế trước nhà không? Trồng trước nhà có tốt không? Cây nguyệt quế được nhiều người chọn làm cảnh bởi vẻ đẹp giản dị và mùi hương dễ chịu. Đặc biệt trong phong thủy, loài cây này còn mang ý nghĩa cho sự bình an, may mắn. Vậy bạn có biết về ý nghĩa phong thủy của loài cây này và có nên trồng cây nguyệt quế trước nhà? Theo chân vựa cây xanh để cùng tìm lời giải cho câu hỏi thú vị về cây cảnh này nhé! Có nên trồng cây nguyệt quế trước nhà không? Đặc điểm của loài cây nguyệt quế Trước khi tìm hiểu có nên trồng cây nguyệt quế trước nhà hay không, hãy cùng tìm hiểu qua về đặc điểm của cây nguyệt quế trước nhé. Nguồn gốc, tên gọi Tên thường gọi: Nguyệt quế Tên gọi khác: Nguyệt quế Hy Lạp, nguyệt quý, nguyệt quất, cửu ly hương Tên khoa học: Laurus nobilis Họ cây: Thuộc họ Lauraceae Nguồn gốc: Xuất phát từ khu vực ven Địa Trung Hải, những nước châu Á có khí hậu nhiệt đới. Khu vực sinh sống: Thường ở các khu rừng, ven sông suối, nơi có độ ẩm cao. Đặc trưng riêng: Có mùi xanh thơm nhẹ, thường cao từ 2 – 8m, thường sử dụng để làm vòng chiến thắng. Đặc điểm của loài cây nguyệt quế Đặc điểm sinh học của loài cây Nguyệt quế sở hữu những đặc điểm sinh học riêng, nếu muốn trồng cây bạn cần lưu ý: Thân và cành cây: Thuộc loại cây thân gỗ nhỏ, có màu trắng vàng nhạt bóng, khá nhẵn, chiều cao trung bình từ 2 – 8m. Cành lá khá cong, dẻo và thường được dùng để uốn thành cây bonsai. Lá cây: Dạng kép lông chim lẻ, thường có 5 – 9 lá phụ màu xanh lục đậm bóng, dai và thơm. Lá nguyệt quế có dạng bầu, đầu tù, mũi nhọn, còn có gân nổi ở chính giữa; kích thước từ 6 – 12cm, rộng 2 – 4cm. Hoa: Có kích thước lớn màu đặc trưng là trắng vàng nhạt, mọc thành cụm có chùy nhỏ; tỏa ra hương thơm dễ chịu. Quả: Có quả mọng hình cầu và màu đỏ đậm; một quả nguyệt quế sẽ có từ 1 – 2 hạt. Đặc điểm sinh trưởng Cây thường sinh sống tốt ở khí hậu nhiệt đới, với độ ẩm cao, nhiệt độ từ 23 – 29 độ C. Quá trình trồng cây nên tránh ánh sáng trực tiếp, cây có tốc độ sinh trưởng ở mức trung bình. Cây Nguyệt quế hợp với mệnh gì? Cây nguyệt quế hợp với những mệnh gì? Để biết bạn có nên trồng cây nguyệt quế trước nhà còn phải dựa vào mệnh của gia chủ. Vậy cây nguyệt quế hợp mệnh gì nhất? Những người có mệnh Mộc và Hỏa là phù hợp nhất. Theo đó, những ai thuộc hai mệnh này trồng nguyệt quế sẽ giúp con đường sự nghiệp thăng tiến, dễ thành công trong mọi chuyện, đồng thời thu hút nhiều tiền tài và may mắn. Với người mệnh Mộc, cây sẽ giúp công việc kinh doanh suôn sẻ, giảm bớt khó khăn, cản trở. Với người mệnh Hỏa, cây quyệt quế thuộc mệnh Mộc, Mộc sinh Hỏa, sẽ hỗ trợ rất tốt về mặt phong thủy cho gia chủ. Ngoài ra còn giúp bạn xua đuổi vận đen, thu hút điều may mắn, tài vận thăng hoa. Với người mệnh Thủy vẫn có thể trồng cây này để gia tăng tài lộc và vượng khí. Với người mệnh Thổ nên cân nhắc trước khi trồng, vì mệnh Mộc từ cây có thể hút dinh dưỡng từ Thổ; điều này sẽ khiến mất cân đối. Lợi ích khi trồng cây nguyệt quế trước nhà Có nên trồng cây nguyệt quế trước nhà không? Đến đây, chắc hẳn bạn sẽ rất muốn biết có nên trồng cây nguyệt quế trước nhà hay không? Câu trả lời là nên. Cây nguyệt quế hoàn toàn có thể được chọn làm cây cảnh và sử dụng để trồng trước nhà Loại cây vốn sở hữu rất nhiều ưu điểm tuyệt vời, mang đến những lợi ích cho gia chủ, không chỉ là về mặt khoa học mà cả về phong thủy như sau: Xét về mặt khoa học Nguyên nhân nên trồng cây nguyệt quế trước nhà đầu tiên là dựa vào mặt khoa học của nó. Cây nguyệt quế Việt Nam cũng mang ý nghĩa tương tự như cây nguyệt quế Hy Lạp. Loài cây thể hiện sự may mắn, thành công và khát vọng chinh phục chiến thắng trong cuộc sống. Chắc chắn rằng, bạn phải nên trồng cây nguyệt quế trước nhà để sẽ giúp các thành viên vượt qua khó khăn, thử thách. Cây còn sở hữu màu xanh tươi mát, hương thơm dễ chịu, giúp an thần, xả stress hiệu quả. Trồng nguyệt quế sẽ giúp làm tô điểm cho không gian, tạo sự tươi mát và tăng màu xanh cho ngôi nhà. Loài cây này còn là một loại dược liệu rất tốt. Khi đốt sẽ giúp người ngửi cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng và dễ ngủ hơn. Xét về phong thủy Cây nguyệt quế thuộc mệnh Mộc, như đã giới thiệu trên sẽ phù hợp với gia chủ mệnh Mộc, Hỏa và Thủy. Nếu trồng loại cây này sẽ tốt cho gia chủ không chỉ về mặt phong thủy, còn tăng cường may mắn, sức khỏe và tài lộc. Ngoài ra, cây còn có khả năng xua đuổi ma quỷ, ngăn cản điều xấu xảy ra với ngôi nhà của bạn. Trồng cây nguyệt quế trước nhà cần lưu ý những gì? Cây nguyệt quế thích hợp để trồng làm cây cảnh ngoài trời, cây cảnh sân thượng, cây ban công và cây cảnh sân vườn. Bạn đang tìm hiểu cách trồng cây nguyệt quế đúng cách để tăng vận khí cho ngôi nhà? Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà bạn cần nhớ: Bạn nên tránh trồng cây ngay tại lối đi lại chính vào nhà. Lý do là vì cây sẽ cản trở dòng khí tài lộc vào bên trong. Hơn nữa, mỗi lần người ta đi ngang qua sẽ va chạm vào cây, ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng. Không nên đặt cây sát vách tường hoặc các thiết bị xung quanh. Khoảng cách lý tưởng nhất là 20-30cm, để đảm bảo sự thông thoáng và lưu thông khí. Nếu trồng cây nguyệt quế bonsai, bạn cần thường xuyên cắt tỉa cành lá để cây khỏe mạnh và tạo sự thông thoáng cho không gian. >> Xem thêm video quay cận cảnh cây nguyệt quế: Cách chăm sóc cây nguyệt quế luôn tươi tốt Để giúp cây nguyệt quế của bạn phát triển tốt và ra hoa, bạn cần lưu ý những điều sau: Hãy chú ý quan sát cây thường xuyên. Nếu thấy cây kém tươi, nhiều rễ mọc lên mặt đất là dấu hiệu cảnh báo đất đã cằn cỗi. Khi đó, bạn cần thay đất mới hoặc đổi chậu, lấy đi 1/3 lượng đất cũ và bổ sung thêm đất tươi xốp. Nhớ phải bón phân định kỳ 2 tháng/lần để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Chọn phân vi sinh hoặc phân hữu cơ giàu Kali giúp cây cứng cáp và ra hoa nhiều. Khi bón, hãy ngâm phân trong nước rồi mới tưới xung quanh gốc để tránh bỏng rễ. Cắt tỉa cành lá thường xuyên, vừa giúp cây cân đối, vừa loại bỏ côn trùng gây hại. Ngoài ra, tưới đủ nước, để nơi có ánh sáng nhẹ và phòng trừ sâu bệnh kịp thời cũng rất quan trọng. >>> Đừng bỏ qua: Có nên trồng hoa giấy trước nhà không? Trồng ở đâu thu hút tài lộc nhất? Kết luận Qua bài viết, bạn đã biết đáp án của câu hỏi “Có nên trồng cây nguyệt quế trước nhà?”.Nếu bạn thuộc mệnh Mộc, Hỏa và Thủy, hãy sắm ngay một cây để nhận về những may mắn sớm nhất nhé!